Tháo nước hồ cứu vùng khô hạn nhất Bình Thuận

Ruộng khô chờ nước ở xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận).
Mới đây, Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong đã mở nước hồ Đá Bạc cứu vùng khô hạn này.
Sau nhiều nỗ lực thi công, đầu tháng 11 này, kênh tiếp nước Lòng Sông – Đá Bạc dài 18km đã hoàn thành, có nhiệm vụ dẫn nước từ hồ Lòng Sông về hồ Đá Bạc, tiếp ứng cho vùng khô hạn nhất của tỉnh Bình Thuận.
Ông Nguyễn Văn Tấn - Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, cho biết:
“Qua quá trình tiếp nước từ hồ Lòng Sông qua hồ Đá Bạc thì hiện nay dung tích đã hơn 3,8 triệu m3, cơ bản đảm bảo cho sản xuất vụ đông xuân và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2016.”
Suốt 24 tháng qua, chỉ có vài cơn mưa ít ỏi không đủ thấm đất, trong khi đó hồ Đá Bạc cũng cạn kiệt nước, người dân Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 vụ liên tiếp, toàn bộ diện tích đất lúa và hoa màu đều bỏ hoang.
Kinh tế của nhiều gia đình kiệt quệ.
Những ngày qua, nông dân ở đây đã cày đất, nạo vét kênh mương nội đồng để chuẩn bị đón nước từ hệ thống thủy lợi hồ Đá Bạc để sản xuất trở lại.
Ngày 20.11, hồ Đá Bạc bắt đầu mở cửa xả, đưa nước vào hệ thống kênh mương nội đồng ở địa phương.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, nông dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói: “Diện tích đất lúa của gia đình tôi là 3ha.
Hơn 2 năm nay đất bỏ hoang, không làm gì được hết.
Ngày mở nước hôm nay chúng tôi rất là phấn khởi”.
Theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, nguồn nước đang tích trữ của hồ Đá Bạc sẽ cung ứng đủ cho hơn 300ha đất lúa, hoa màu và các loại cây trồng ngắn ngày chịu hạn như: Bắp, đậu và cỏ chăn nuôi.
Ngày 25.11, nông dân sẽ đồng loạt xuống giống vụ đông xuân 2015-2016.
Related news

Hơn một tháng nay, nông dân trồng bưởi tại Bến Tre rất lo lắng trước hiện tượng xuất hiện loại sâu mới hại bưởi da xanh. Loại sâu này có màu hồng, thường chọn trái bưởi to, vỏ dày và đục thẳng vào ruột, khiến quả rụng chỉ trong khoảng vài tuần.

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.