Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chư Jút, Nông Dân Chú Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi

Chư Jút, Nông Dân Chú Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Ông Hiếu cho hay: “Gia đình tôi chăn nuôi trâu, bò từ nhiều năm rồi. Vào những thời điểm thời tiết có những biến đổi thất thường, gia đình tôi thường xuyên quan tâm đến việc sửa sang chuồng trại, chọn nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng, chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi”.

Tương tự, đối với gia đình chị Lê Thị Thư, ở thôn 13 cũng luôn xem trọng việc đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm. Nhờ nâng cao ý thức phòng bệnh nên gia đình lúc nào cũng duy trì được gần 50 con heo thịt và hàng trăm con gà.

Chị Thư cho biết: “Để có được kết quả đó, ngoài thường xuyên tham gia các đợt tiêm phòng vắc xin do cán bộ thú y tổ chức, gia đình còn chủ động mua thuốc tiêm phòng bổ sung để bảo đảm sức đề kháng. Không những vậy, chuồng trại chăn nuôi luôn được gia đình đảm bảo sạch sẽ, nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng nên đàn vật nuôi phát triển rất ổn định”.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ thú y xã Nam Dong thì toàn xã hiện có 1.493 con gia súc các loại. Ngoài việc tổ chức tiêm phòng cho vật nuôi theo định kỳ, cán bộ thú y cơ sở còn thường xuyên bám sát từng thôn, bon, hộ gia đình để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc người dân tu sửa, che chắn kín chuồng trại, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, giúp đàn vật nuôi không bị bệnh.

Về phía địa phương luôn tuyên truyền, phổ biến cho người dân phương thức chăm sóc, phòng chống bệnh và tận dụng triệt để các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để có nguồn thức ăn dồi dào. Nhờ vận động thường xuyên nên việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng được người dân quan tâm và chú trọng.

Không chỉ riêng xã Nam Dong, hiện nay, nhiều hộ gia đình khác ở các xã như Tâm Thắng, Ea Pô, Đắk Wil …đã nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc, gia cầm để quá trình chăn nuôi đạt kết quả tốt.

Chị Lâm Thị Vi, ở thôn 4, xã Tâm Thắng cho hay: “Gia đình tôi có 4 con trâu, 3 con bò, vào giai đoạn chuyển mùa, tôi thường tập trung gia cố lại chuồng trại để đủ kín gió. Nền chuồng trại đã được đổ bê tông, có hố phân riêng và được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Đối với các đợt tiêm phòng theo định kỳ và bổ sung luôn được gia đình thực hiện đầy đủ theo đúng thời gian quy định nên vật nuôi phát triển khá ổn định”.

Theo Trạm thú y huyện Chư Jút thì một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, có hiệu quả cao là những năm gần đây, nhận thức của người chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Từ xã đến thôn, bon đã chấp hành nghiêm túc lịch tiêm phòng nên đàn gia súc, gia cầm ít có dịch bệnh lớn xảy ra.

Cùng với ý thức của người dân, cán bộ của thú y huyện đã tuyên truyền, vận động người dân biết phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi, nhất là vào các thời điểm chuyển mùa, cũng như thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Chỉ tính trong năm nay, toàn huyện đã thực hiện tiêm hơn 41.000 liều vắc xin  cho đàn gia súc, gia cầm; trong đó, tiêm vắc xin mùa vụ hơn 25.600 liều, tiêm bổ sung hơn 15.500 liều. Địa phương đã sử dụng gần 1.000 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo đàn vật nuôi phát triển an toàn.


Related news

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn Ở Châu Thành Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn Ở Châu Thành

Theo thống kê, nuôi lươn trên cạn lãi gấp 4 lần vốn bỏ ra đầu tư và không có hộ nào bị lỗ. Do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao (giá lươn thịt là 80.000 đ/kg) đang tập trung đầu tư nhân rộng mô hình.

Monday. February 17th, 2014
Ương Cá Giống Thời Điểm Giao Mùa Những Điều Cần Lưu Ý Ương Cá Giống Thời Điểm Giao Mùa Những Điều Cần Lưu Ý

Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều tăng theo từng năm, riêng năm 2005 toàn tỉnh có 1.840 ha tăng hơn 10% so với năm trước.

Monday. February 17th, 2014
Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.

Monday. February 17th, 2014
Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.

Monday. February 17th, 2014
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4 Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên công bố việc đăng cai tổ chức Festival thủy sản Việt Nam 2014. Theo đó, Festival sẽ diễn ra từ ngày 28-3 đến 2-4-2014 tại tỉnh Phú Yên với chủ đề "Thủy sản Việt Nam - hội nhập và phát triển". Sự kiện nổi bật trong Festival là Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4-1959 - 1-4-2014) và 29 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên.

Monday. February 17th, 2014