Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao sản xuất tại chỗ 20 triệu con tôm sú giống P15, phục vụ thả nuôi vụ xuân hè năm 2013, trung tâm đã chọn mua được tôm bố mẹ qua kiểm dịch của Chi cục Thú y đạt các tiêu chuẩn về chất lượng đưa vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của tôm giống, chăm sóc, điều chỉnh nhiệt độ, xử lý các chế độ môi trường,vv... bảo đảm cho tôm giống phát triển tốt.
Kết quả, đến ngày 20-3-2013, trung tâm đã sản xuất được 6 triệu con tôm giống bảo đảm chất lượng. Chi cục Thú y đã tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống trước khi xuất bán cho chủ đồng thả nuôi. Trung tâm khuyến cáo chính quyền các huyện vùng triều cần tăng cường tuyên truyền cho các chủ đồng chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, hạn chế thiệt hại do mua phải giống tôm kém chất lượng.
Cùng với việc tiếp tục sản xuất đủ số lượng, bảo đảm chất lượng tôm giống cung ứng cho nông dân nuôi thả đúng thời vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; cán bộ, công nhân kỹ thuật được các nhà khoa học chuyển giao công nghệ mới để thực hiện kế hoạch sản xuất 200 triệu con ngao giống, 500.000 con cá vược, cá sú giống,v.v... phục vụ các địa phương thả nuôi trong năm 2013.
Related news

Rau xanh Đà Lạt thu hoạch trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 20 ngày, phần lớn đều giảm giá liên tục; chỉ tăng giá một vài loại rau sản lượng không đáng kể. Hai “mảng màu” rau xuân Đà Lạt đang đặt ra việc thay đổi “nông lịch” gieo trồng sao cho phù hợp hơn với thị trường.

Sau nhiều tháng liên tục rớt giá, dịp này, giá gia cầm tăng cao, tiêu thụ thuận lợi. Nhiều chủ trang trại thấy tiếc vì không dự báo được thị trường đã giảm đàn quá nhiều hoặc bỏ trống chuồng trại.

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.

Theo các chủ bè cá, giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường thời điểm này khan hiếm, bởi trước đó nhiều bè cá thua lỗ đã "treo" bè. Hiện nhiều thương lái đến vùng nuôi cá điêu hồng ở Cồn Thới lùng sục để mua cá điêu hồng loại lớn từ 1-1,2 kg để cung cấp cho thị trường, nhưng cá loại này rất khan hiếm do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nên các chủ bè tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn.

Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…