Chủ Động Phòng, Chống Nắng Nóng Cho Đàn Vật Nuôi
Thời gian gần đây nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển của đàn vật nuôi. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu, các địa phương đã chủ động phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi.
Tại tỉnh Sơn La, các địa phương như: Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu, Sông Mã, Mường La đã có nhiều điểm nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Nguy cơ nắng nóng kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh.
Để chủ động phòng chống nắng nóng, tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giảm thiệt hại do nắng nóng gây ra đối với đàn gia súc, gia cầm trong mùa hè năm nay, tỉnh Sơn La đã yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương tăng cường chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp phòng chống nắng, nóng cho đàn gia súc, gia cầm; tuyên truyền các biện pháp phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm; nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm trong mùa hè.
Tỉnh yêu cầu các hộ và trang trại chăn nuôi cần kiểm tra chuồng trại, che phủ lên mái thêm các vật liệu chống nắng, chống nóng, tạo cho chuồng trại thoáng mát; trâu bò chăn thả vào buổi sáng sớm, buổi chiều hoặc những ngày nhiệt độ dưới 350C...
Nhằm giữ ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cũng đã yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Bắc Giang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin tuyên truyền tại địa phương, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi, các trang trại có những biện pháp chủ động phòng, chống nắng nóng ngay từ đầu mùa nhằm hạn chế thiệt hại do nắng nóng gây ra cho sản xuất chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực xung quanh, định kỳ thu gom phân, rác, chất thải ra ngoài khu vực chăn nuôi xử lý hợp vệ sinh thú y; giảm mật độ chăn nuôi, giãn thời gian các lứa nuôi, chú trọng công tác che chắn nắng và làm thoáng mát chuồng nuôi.
Đối với các trang trại chăn nuôi chuồng kín, cần chủ động đảm bảo ổn định nguồn điện năng, có kế hoạch mua máy phát điện, tăng cường dự trữ dầu máy để chạy máy phát điện khi không có điện lưới; đồng thời phải tăng cường dự trữ thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho đàn vật nuôi trong những ngày nắng nóng; đảm bảo dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung chất điện giải tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm...
Cũng để giúp hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ động phòng, chống nắng, nóng cho vật nuôi trong những ngày hè, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc đã hướng dẫn người dân địa phương một số biện pháp phòng chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi. Theo đó, chuồng trại nuôi gia cầm phải cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có phên, bạt che nắng xung quanh, chống nóng trên mái chuồng…
Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, phải giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn vào sáng sớm và chiều tối nên chia làm nhiều lần cho ăn trong ngày, cho ăn thêm rau xanh; đồng thời tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, đặc biệt là Vitamin C, chất điện giải…
Đối với gia súc phải định kỳ hàng tuần phun khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh; giảm mật độ nuôi/m2; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả... theo quy định để tăng khả năng miễn dịch phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...
Related news
Bộ Nông nghiệp và PTNT bác đề xuất nhập khẩu tàu cá của Cty cổ phần Tập đoàn thủy hải sản Trí Việt và Cty cổ phần Đức Khải (TP.Hồ Chí Minh).
Bà Nguyễn Thị Chính, ở ấp So Đũa, xã Thạnh Xuân (Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết: "Tôi trồng 60 bụi chuối, cứ thu hoạch 2 lần/tháng, sản lượng 20 – 40 buồng, bán với giá từ 70.000 – 90.000 đồng/chục, nhưng hơn tháng nay giá chỉ còn 40.000 – 45.000 đồng/chục".
Từ đầu năm 2014 đến nay, giá bưởi da xanh ổn định và luôn đứng ở mức khá cao. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ nhưng giá vẫn đứng ở mức 38.000 đ/kg loại I; loại II có giá 28.000 đ/kg; loại III giá 18.000 đ/kg. Với mức giá này sau khi trừ chí đầu tư nhà vườn thu lãi hơn 70%/tổng thu nhập.
Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.
Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.