Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.
Năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh Cà Mau là 266.500ha. Trong đó, 36.066ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác. Tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi quảng canh cải tiến đạt 55.000ha, nuôi thâm canh 10.000ha; đến năm 2020 nuôi quảng canh cải tiến là 100.000ha, nuôi thâm canh 20.000ha.
Related news

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.

Là địa phương thuần nông, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã vận động hội viên (HV) chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, từ 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm, tập trung phát triển nghề trồng mai cảnh, làm kinh tế VAC.