Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha

Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha
Publish date: Saturday. September 12th, 2015

Chấp nhận rủi ro

Đến nay, anh Điền được xem là “vua” cá lăng nha của Miền Tây bởi hàng năm anh cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 1 tỷ con giống và cá thịt. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, anh Điền trải qua không ít gian nan, thử thách.

Áp lực trước tiên là cá giống. Do đây là thủy sản chỉ sống trong môi trường tự nhiên và số lượng cá khan hiếm. Để thử nghiệm nuôi loài thủy sản này, anh Điền nhờ bạn ở Campuchia mua vận chuyển 80 con cá lăng nha về làm giống.

Dù có kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất giống các loại cá ba sa, cá tra nhưng khi thử sức nhân giống với loài cá mới này, anh Điền không ít lần gặp thất bại. “Do cá lăng nha sống trong môi trường tự nhiên nên sản xuất cá giống rất khó khăn.

Đàn cá sinh sản tỷ lệ hao hụt cao, 2 năm tôi phải nhập con giống một lần để làm đàn hậu bị. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, đến nay, tôi đã nắm chắc quy trình sản xuất nuôi cá lăng nha” anh Trương Văn Điền chia sẻ.

Từ sự thành công trong quy trình sản xuất giống, anh Điền mạnh dạn tăng diện tích sản xuất từ gần 1ha, lên 3ha. Ngoài việc cung cấp con giống, cá thương phẩm anh Điền còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con địa phương.

Với mô hình nuôi cá lăng nha, mỗi năm gia đình anh Điền thu nhập gần 1 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế sản phẩm mang lại cao, mô hình nuôi cá lăng nha không chỉ giúp gia đình anh có “của ăn của để” mà các hộ nuôi ở địa phương cũng từng bước khá giả hơn. Nhiều hộ nuôi đánh giá, loại thủy sản này sẽ là cứu cánh cho nghề nuôi cá bè địa phương.

Tầm nhìn xa cho đầu ra sản phẩm

Cá lăng nha thuộc loại cá da trơn, thịt cá thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, ngoài tự nhiên số lượng không nhiều, vì thế mà giá sản phẩm tại chợ khá cao. Hiện nay, giá cá thịt nằm trong mức ổn định dao động từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cá lăng nha hiện rất nhiều tiềm năng, chủ yếu là cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng trong và ngoài tỉnh.

Anh Điền nhận định, việc nuôi cá lăng nha cũng không quá khó. Đối với địa phương có thuận lợi với dòng nước chảy mạnh, cá sẽ rất phát triển, tỷ lệ bệnh tật của loài thủy sản này cũng khá ít, chỉ xuất hiện một số giai đoạn đầu.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 xã nuôi cá lăng nha, nhiều nhất là Thường Phước 1, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B. Sản lượng cung ứng cho thị trường hàng năm lên đến 500 tấn cá thịt. Riêng tại cù lao Long Phú Thuận, từ một vài lồng bè thả nuôi cá lăng nha vào năm 2010, đến nay có hơn 200 lồng bè thả nuôi loại cá này.

Tuy nhiên, việc phát triền ồ ạt, thiếu nắm bắt thị trường tiếp tục đặt ra bài toán khó cho đầu ra sản phẩm. Theo anh Điền, hiện nay không chỉ riêng anh thực hiện sản xuất cá lăng nha giống, nuôi thịt mà đã có nhiều cơ sở cũng thực hiện được, nguồn cung sản phẩm đã dồi dào để phục vụ cho nhu cầu nuôi của bà con. “Việc phát triển nóng loại thủy sản này một ngày gần thôi sản phẩm sẽ cung vượt cầu, sẽ khiến giá cá giảm sút” - anh Điền thông tin.

Theo anh Điền, trước thực trạng trên, ngành chức năng cần tạo đòn bẫy để sản phẩm không phải quanh quẩn trong thị trường nội địa, có thể mở rộng ra thị trường ngoài nước.

Tuy nhiên, để kết hợp đồng bộ với yếu tố phát triển thị trường anh Trương Văn Điền mong muốn sự hỗ trợ của ngành chức năng trong việc bảo tồn nguồn giống cá lăng nha, bảo đảm tính di truyền không bị thoái hóa cũng như gìn giữ nguồn gen, từ đó phát triển loài cá này một cách bền vững hơn...


Related news

Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Hợp Tác 4 Nhà Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Hợp Tác 4 Nhà

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Saturday. December 6th, 2014
Quang Húc (Phú Thọ) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Quang Húc (Phú Thọ) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Monday. July 21st, 2014
Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.

Saturday. December 6th, 2014
Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới Bình Dương Nuôi Cá Sặc Rằn Hướng Đi Mới

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Monday. July 21st, 2014
Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

Saturday. December 6th, 2014