Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.
Trên diện tích gần 2,5 hécta, anh Phạm Văn Thanh ở ấp Đa Tôn, xã Thanh Sơn đã trồng cây ca cao xen giữa vườn điều và sầu riêng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh Thanh cho biết, trồng xen ca cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng độc canh cây điều hay cây sầu riêng.
Với 1.400 cây ca cao trồng xen, theo tính toán của anh Thanh, nếu trung bình 1 kg ca cao khô được mua với giá khoảng 60 - 65 ngàn đồng, chỉ tính riêng mỗi năm đã cho anh khoản thu nhập gần 600 triệu đồng. Trồng xen là cách làm vừa tiết kiệm được diện tích đất canh tác vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt, trồng cây ca cao chi phí đầu tư không lớn lại dễ chăm sóc, nông dân nào cũng có thể làm được. Anh Thanh cho biết: “Một cây ca cao mỗi năm đạt năng suất khoảng 80 - 100 kg, thu nhập hơn hẳn với cây sầu riêng và cây điều. Đã vậy, tuần nào ca cao cũng có thu hoạch”.
Để hỗ trợ nông dân trồng cây ca cao đạt hiệu quả, Trạm Bảo vệ thực vật Tân Phú - Định Quán đã xây dựng một số mô hình điểm trồng xen ca cao trong vườn điều, sầu riêng cho bà con đến tham quan, học tập. Ông Nguyễn Thế Thượng, Chủ nhiệm CLB cây ca cao xã Phú Thịnh, cho biết: “Thời gian gần đây được Công ty Trọng Đức hỗ trợ cây giống và chuyển giao kỹ thuật nên một số nông dân đã tham gia phát triển loại cây này. CLB chúng tôi hiện có khoảng 30 hộ tham gia, vườn ít nhất cũng từ 200 gốc ca cao trở lên, còn vườn nhiều nhất lên đến 600 - 700 gốc”.
Thực tế, mô hình trồng ca cao xen cây điều, sầu riêng vừa tận dụng được đất trống, lại tránh được tình trạng người dân không chạy theo cây “thời thượng” dẫn đến cái vòng lẩn quẩn “trồng - chặt”. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích cây ca cao, nâng cao chất lượng và đầu ra ổn định thì địa phương cần có quy hoạch cụ thể, định hướng cho nông dân sản xuất nhằm tránh hiện tượng phát triển tràn lan, tự phát.
Related news
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.
Tuesday. October 28th, 2014
Ở Cơ Sở Sản Xuất Giống Lợn Lớn Nhất Tỉnh Trong khi đó, đối với chăn nuôi, con giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Để có được nguồn giống tốt, tỉnh đã duy trì Trại giống lợn Tân Thái, nằm trên địa bàn xã Hóa Thượng hơn 30 năm (nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Giống vật nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT).
Tuesday. October 28th, 2014
Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).
Tuesday. October 28th, 2014
Thiếu Xoài Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc, New Zealand Theo ông Trương Quang An - chủ nhiệm HTX thanh long Tầm Vu (Long An), do vẫn còn trong thời điểm chuyển giao thuận vụ sang nghịch vụ, năm nay mầm bệnh còn lại nhiều nên nông dân ngại chong đèn cho thanh long ra trái nghịch vụ khiến sản lượng giảm.
Tuesday. October 28th, 2014
Hồ Tiêu Việt Nam 14 Năm Liền Giữ Ngôi Vị Xuất Khẩu Số 1 Thế Giới Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền.
Tuesday. October 28th, 2014