Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo

Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo
Publish date: Friday. June 6th, 2014

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm  đưa nghị quyết này  vào cuộc sống.

30a là chương trình giảm nghèo quy mô nhất trong tổng số 16 chương trình, chính sách giảm nghèo mà huyện nghèo Sơn Hà đang thụ hưởng. 5 năm qua, tổng nguồn vốn 30a đã đầu tư cho huyện nghèo này hơn 203 tỷ đồng (chưa tính nguồn xây dựng nhà 167). Số hộ nghèo giảm trong 5 năm 5.248 hộ, bình quân mỗi năm hơn 1.000 hộ thoát nghèo…

Dựa vào chính quyền cơ sở

Từ kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a, Sơn Hà tiếp tục quán triệt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Nghị quyết 30a đến cơ sở.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Nguyễn Phong cho biết: “Chương trình 30a được đưa về tận cơ sở, đến tay dân nghèo thụ hưởng. Vì thế, lãnh đạo xã phải xác định rõ trách nhiệm của mình, phối hợp chặt chẽ, gần dân, hiểu dân nghèo cần gì để hỗ trợ trúng, đúng đối tượng”.

5 năm qua, chỉ tính riêng hợp phần “hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập” huyện Sơn Hà đã giải ngân hơn 39 tỷ đồng mua cây, con giống, dạy nghề… cho người nghèo. Tuy nhiên, nhiều cây, con giống sau khi hỗ trợ cho hộ nghèo chưa phát huy tác dụng.

Không ít người nghèo học nghề xong lại chưa thể “hành nghề”, kiếm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nguyên nhân chính vẫn là người nghèo chưa thực sự nỗ lực, song không thể bỏ qua lý do việc chính quyền và ngành chức năng đã chọn cây, con giống hỗ trợ chưa phù hợp; chọn nghề để dạy cho người nghèo chưa bám sát đòi hỏi của thị trường lao động...

Riêng chuyện sử dụng gần 160 tỷ đồng vốn 30a để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, nhiều công trình vẫn chưa bức thiết. Trong khi vẫn còn những công trình bức thiết lại chưa được ưu tiên đầu tư xây dựng.

Những bất cập này một phần do chính quyền và ngành chức năng chưa sát cơ sở. Vì vậy, những vấn đề đang đặt ra trong thực hiện Chương trình 30a thời gian đến là: Chính quyền cơ sở phải bám sát nhu cầu của người nghèo để hỗ trợ. Công trình nào bức thiết thì xây dựng trước.

Hộ nghèo khó nhất sẽ ưu tiên hỗ trợ trước. Phải có sự lựa chọn phù hợp về công trình, cây con giống, hỗ trợ đào tạo nghề... trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 30a thì mới mang lại hiệu quả.

Thực tế, việc triển khai thực hiện Chương trình 30a, thôn, xã đóng vai trò rất quan trọng. Từ chuyện xét chọn đối tượng, chọn cây con giống hỗ trợ, chọn công trình để xây dựng… đều phải từ cơ sở cả. Đây là bài học cho Sơn Hà trong thực hiện Chương trình 30a giai đoạn 2014 – 2020.

Giải pháp “vốn đối ứng”

Thống kê sơ bộ của huyện Sơn Hà, sau khi chọn heo, bò giống để cấp cho hộ nghèo, thì có đến 30% heo giống, khoảng 3% bò giống bị chết. Đó là chưa kể một số hộ tự ý bán bò, heo đã hỗ trợ lấy tiền chi dùng việc khác hoặc đổi bò lấy trâu…

Đó là vì đây là của cho, người dân không phải đóng góp tiền để mua con giống, nên phần nào không gắn kết, cộng đồng trách nhiệm để biến của cho thành của cải thực sự.

Sau khi nghiên cứu, lựa chọn nhiều giải pháp nhằm giúp người dân hiểu được “của cho là của quý” để bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã được hỗ trợ, UBND huyện Sơn Hà quyết định chọn giải pháp: Người được chọn hỗ trợ con giống phải có đối ứng 20% số tiền Chương trình 30a mua con giống hỗ trợ.

Tức là ngân sách 80%, người dân 20%. Không hỗ trợ con giống cho hộ nghèo không có khả năng và điều kiện chăn nuôi. Vì những hộ này sẽ làm chết hoặc bán rẻ con giống sau khi được hỗ trợ.

Chỉ hỗ trợ cho những ai có ý chí, mong muốn thoát nghèo. “Nếu hộ nghèo nào không có tiền, nhưng có điều kiện chăn nuôi, mong muốn thoát nghèo thì chính quyền, hội đoàn thể và ngân hàng sẽ phối hợp tạo điều kiện cho vay vốn để đối ứng”, ông Nguyễn Phong - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết.

Giải pháp không kém phần quan trọng mà huyện Sơn Hà sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới để quyết tâm đưa Nghị quyết 30a đi vào cuộc sống là “tăng cường giám sát cộng đồng”. Các hộ dân sẽ phát huy vai trò giám sát, giúp chính quyền phát hiện hộ nào bán con giống được hỗ trợ để kịp thời có biện pháp xử lý.

Đối với các công trình xây dựng bằng vốn 30a, việc giám sát cộng đồng sẽ giúp công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng. Việc chọn công trình, chọn hộ dân để hỗ trợ cây, con giống nếu người dân tham gia tích cực cùng chính quyền xét chọn thì sẽ tránh lãng phí, sai sót khi triển khai thực hiện.


Related news

Xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi hại lúa hè thu Xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi hại lúa hè thu

Hiện nay, hơn 3.600ha lúa hè thu của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đòng - trổ - vào chắc. Những ngày qua, thời tiết mưa nắng xen kẽ, một số vùng lúa xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi phát sinh gây hại trên diện rộng.

Tuesday. August 11th, 2015
Tam nông khởi sắc Tam nông khởi sắc

Những năm qua, kinh tế nông nghiệp huyện Duy Xuyên có bước chuyển biến rõ nét, nhờ vậy đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Đồng thời tạo tiền đề quan trọng để địa phương thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tuesday. August 11th, 2015
Lào Cai xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm Lào Cai xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm

Tính từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã thủy sản Thủy Lâm (huyện Bát Xát) đã xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm với doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

Tuesday. August 11th, 2015
Quảng Bình có sản lượng thủy sản thực hiện 38.578 tấn Quảng Bình có sản lượng thủy sản thực hiện 38.578 tấn

Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản thực hiện trong 7 tháng đầu năm đạt 38.578 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể: cá các loại 29.910 tấn, tăng 9,2%; tôm 3.387 tấn, tăng 6,3%; thủy sản khác 5.282 tấn, tăng 7,4%.

Tuesday. August 11th, 2015
Đã có cách giải cứu cá tra Đã có cách giải cứu cá tra

Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra được đánh giá là hiệu quả.

Wednesday. August 12th, 2015