Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chớ Nên Coi Thường Cây Tô Mộc

Chớ Nên Coi Thường Cây Tô Mộc
Publish date: Wednesday. September 24th, 2014

Các bác, các anh đã qua thời chiến tranh chắc còn nhớ, lúc đó, thuốc chữa bệnh đi rửa chủ yếu là viên tô mộc. Đó là những viên màu nâu được đóng lại từ bột của gỗ tô mộc. Chỉ đơn giản như vậy mà nó đã giúp cho bao người vượt qua được chứng bệnh tai ác đó.

Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.

Họ cho biết, làm như vậy nước chè sẽ giúp ta tránh được bệnh đau bụng. Với các bà, các chị mới sinh con thì tô mộc còn giúp họ chắc dạ hơn, không bị các bệnh hậu sản.

Trong lần tiếp TS Phamơ - một chuyên gia về hóa thực phẩm của Pháp, tôi đã cho ông thấy một tác động khác của tô mộc. Tôi lấy vài mảnh tô mộc và cho vào một cốc nước nóng. Chỉ 1 phút sau, toàn bộ cốc nước chuyển thành màu tím như màu của thuốc tím.

Ông chuyên gia Pháp hết sức ngạc nhiên. Ông cho rằng, đây là một tiềm năng tuyệt vời đối với việc sản xuất nước giải khát. Trong lúc người ta phải tạo màu cho nước giải khát bằng các loại phẩm màu mà đôi khi không có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng thì tô mộc vừa tạo màu hấp dẫn lại vừa là vị thuốc giữ cho bụng dạ của chúng ta được yên bình. Sao không sản xuất lớn tô mộc để cung cấp cho thế giới?!

Ấy vậy mà ở Việt Nam, tô mộc chỉ được sử dụng để làm hàng rào. Tuy nhiên, hàng rào bằng tô mộc có lẽ là loại hàng rào vững chắc nhất. Cây tô mộc là cây thân gỗ nhưng nó phân cành sớm. Nó có thể cao từ 4-10m. Trên thân và trên các cành tô mộc có hàng vạn chiếc gai vừa cứng lại vừa sắc.

Tôi nhớ, hồi lên thăm Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc, ông giám đốc trung tâm giới thiệu cho tôi về hàng rào bằng cây tô mộc. Ông trồng so le 3 hàng tô mộc. Ông đan các cành từ sát mặt đất lên tới tận ngọn. Nó thành một hàng rào gai vô cùng vững chắc. Có lũ trẻ con đứng xem.

Ông đố: “Đứa nào chui được qua hàng rào này ông thưởng cho 10.000 đồng”. Cả lũ nhao nhao và tìm mọi cách để bò qua được hàng rào. Tuy nhiên, không đứa nào chui lọt được.

Mới biết, tô mộc quá nhiều gai. Nếu bà con ta ở các vùng dùng tô mộc để trồng làm hàng rào thì trâu, bò và kẻ gian không sao có thể băng qua được để vào phá nương rẫy, vườn tược. Vậy, sao ta không trồng?

Tô mộc có ở hầu khắp các vùng đồi núi của chúng ta (từ Tây Bắc, Việt Bắc tới tận Tây Nguyên). Nó là cây ưa sáng, thích khí hậu nóng ẩm và những nơi thoát nước tốt. Người ta thường thu quả vào tháng 10-11. Sau đó, đưa quả đi phơi 3-4 nắng rồi bóc lấy hạt. H

ạt đem gieo vào tháng 2-3. Ta có thể gieo vào bầu hoặc gieo thẳng vào nơi định trồng. Khoảng 15-20 ngày thì hạt nảy mầm. Nên trồng với khoảng cách 3-4m/cây.

Chỉ sau 1 năm là cây đã cho quả. Thế còn, sau 4-5 năm là ta đã có thể thu gỗ. Ta bỏ phần giác mà chỉ lẫy phần lõi (màu đỏ nâu) rồi chẻ nhỏ và phơi khô để làm thuốc.

Tô mộc nhiều công dụng lắm! Bà con nên để mắt tới cây này!


Related news

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

Wednesday. August 5th, 2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

Thursday. August 6th, 2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Thursday. August 6th, 2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

Thursday. August 6th, 2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

Thursday. August 6th, 2015