Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chăn Nuôi Và Chế Biến Các Sản Phẩm Từ Ngựa

Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa của xã Dương Thành có từ những năm 80 của thế kỷ trước, tập trung ở 4 xóm: Phẩm 1, 2, 3 và 4. Năm 2011, từ 34 hội viên của Hội Chăn nuôi ngựa bạch làng Phẩm, người dân đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch, thu hút 42 xã viên tham gia với trên 300 con ngựa thịt và sinh sản, chủ yếu là giống ngựa bạch.
Hằng năm, doanh thu từ chăn nuôi ngựa bạch của làng Phẩm, xã Dương Thành đạt khoảng 3 tỷ đồng, trong đó thu nhập của các hộ chăn nuôi đạt từ 130 - 150 triệu đồng/hộ/năm. Nhờ đó đời sống của người dân được nâng lên, nhiều hộ dân trong xã đã giàu lên nhờ chăn nuôi ngựa bạch.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nhữ Văn Tâm đề nghị, trong thời gian tới, bà con nhân dân xã Dương Thành cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm từ chăn nuôi ngựa bạch của xã tới đông đảo người dân trong và ngoài huyện. Đồng thời, tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Được biết, làng Phẩm, xã Dương Thành là làng nghề truyền thống thứ 5 của huyện Phú Bình được công nhận làng nghề truyền thống cấp tỉnh. Đây sẽ là động lực để bà con nhân dân trong xã tiếp tục sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ ngựa bạch ra thị trường.
Nguồn bài viết: http://www.thainguyentv.vn/default.aspx?tabid=494&ID=151094&CateID=361
Related news

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.