Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chiêm ngưỡng gà quý thuần chủng đuôi dài cả mét giá nghìn đô

Chiêm ngưỡng gà quý thuần chủng đuôi dài cả mét giá nghìn đô
Publish date: Monday. September 21st, 2015

Xuất xứ từ thị xã Tân Châu, (An Giang), loài gà tre cảnh quý này được anh Nam đưa ra miền Bắc nhân nuôi và lai tạo thành công.

Hiện, anh Nam đang sở hữu trại gà quý, lên đến trên 300 con. Trong đó, có nhiều con được anh luyện trở thành hàng độc "có một không hai” ở Việt Nam với trị giá hàng chục triệu đồng.

Cận cảnh chú gà Tân Châu "độc" có đuôi dài gần 1m tại trại gà của anh Nam.

Để nuôi được chú gà hàng độc này, anh Nam đã phải chọn giống kỹ lưỡng và chăm sóc với chế độ đặc biệt trong hơn 2 năm qua.

Chân gà có các móng, vảy giống như chân rồng.

Đặc điểm dễ nhận biết của giống Tân Châu thuần chủng là gà mào trích.

Mặc dù những chú gà Tân Châu có lông, mã bình thường chỉ có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, nhưng chú gà quý này thuộc “hàng độc” bởi có mã lông đẹp, đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi gà ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc qua các năm nên rất được giá.

“Sau mỗi cuộc thi, có nhiều khách chơi muốn mua ngay gà của tôi với giá cao hơn 50 triệu đồng nhưng tôi cũng không muốn bán, vì đây là gà thuần chủng thuộc dòng quý, hiếm nhất hiện nay mà ở Việt Nam này khó mà có được, nên nó vô giá đối với tôi” - anh Nam bộc bạch. 

Anh Nam đang trao đổi với một khách “săn” gà đến từ Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Một chú gà lông điều quý cũng thuộc hàng độc, có giá khá cao - trên dưới 10 triệu đồng.

Để gà có lông đẹp, đuôi dài, mượt gần gũi với người, anh Nam phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa lông và vuốt ve chúng.

Một chú gà lông Nhạn trích (6 tháng tuổi) trị giá trên 5 triệu đồng.

Anh Nam cho biết: Gà Tân Châu thuần chủng đắt ở điểm có lông cổ, đuôi, cánh dài, cân nặng dưới 1,4kg/con.

Để thuận lợi cho việc sinh sản, anh Nam thường nhốt chung con mái với con trống để nhân giống. Nếu khách có nhu cầu, sẽ bán luôn theo cặp, tương ứng khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng/cặp.

Trứng gà Tân Châu sau khi đẻ được cho vào máy ấp…

…khi nở, con giống sẽ được đưa ra chuồng úm chăm sóc ngay.

Trung bình mỗi ngày, trại của anh Nam đón hàng chục lượt khách đến thăm quan, mua gà.


Related news

Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa Hậu Giang Xây Dựng 4.215 Ha Mô Hình Nhân Giống Lúa

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và các địa phương đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Tuesday. July 15th, 2014
Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định) Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định)

Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.

Thursday. December 4th, 2014
Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

Thursday. December 4th, 2014
Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

Tuesday. July 15th, 2014
Gọi Lộc Bên Nhà Gọi Lộc Bên Nhà

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.

Thursday. December 4th, 2014