Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.
Nhờ chịu khó chăm sóc và được cán bộ kỹ thuật của trạm Khuyến nông TP. Mỹ Tho hướng dẫn tận tình về kỹ thuật chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại, xử lý môi trường… sau 2 năm đã mang lại hiệu quả khá. Trung bình mỗi ngày, chị thu lãi 500 ngàn đồng từ nuôi bò sữa.
Để có thêm thu nhập, chị mua thức ăn tinh, xác bia, bột mì để cho bò ăn và bán cho các hộ chăn nuôi. Năm 2009, chị trả hết nợ vay mua bò và thuê 2.000m2 đất trồng cỏ để làm thức ăn cho 5 con bò mẹ và 4 con bê. Áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chị trang bị 2 máy vắt sữa vừa giảm công lao động, vừa bảo đảm chất lượng sữa.
Năm 2011 chị Xuân trang bị thêm máy cắt và xay cỏ, với máy này có thể xay và pha trộn thức ăn bảo đảm bò ăn nhiều, đủ chất mang lại năng suất cao. Diện tích đất trồng cỏ hàng năm cũng được thuê thêm từ 0,2 ha đến nay lên đến 1 ha. Năm 2013 đàn bò của chị tăng lên 30 con (11 mẹ, 9 hậu bị, 10 con bê), thu nhập từ bán sữa bò 450 triệu đồng.
Hàng tuần chị phun thuốc sát trùng chuồng trại, 6 tháng mời bác sĩ thú y đến khám tổng quát, tiêm ngừa tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò sữa, chị Xuân cho biết: “Khi nuôi bò sữa cần chọn con giống tốt và tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cũng như thời gian cho ăn, nghỉ ngơi hàng ngày; trong thời gian thu hoạch sữa, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bò. Hiện nay, nhờ có những thiết bị hiện đại hỗ trợ, nên thời gian cắt cỏ, hút sữa cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nuôi bò sữa không còn vất vả như trước nữa”.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho nhiều nông dân khác. Hàng năm chị ủng hộ mì gói và tiền cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn 10 triệu đồng; tạo điều kiện cho một số hộ chăn nuôi bằng hình thức đầu tư trả chậm thức ăn và con giống. Chị còn tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, các công trình giao thông nông thôn, xây dựng đường bê tông trong xóm, ấp góp phần hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Với những thành quả lao động, 6 năm liền chị được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, được UBND tỉnh tặng 5 Bằng khen.
Related news

Huyện Long Thành hiện có 140 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, bao gồm 119 trại chăn nuôi heo với tổng đàn là 56 ngàn con và 21 trại nuôi gà với tổng đàn 631 ngàn con, trong đó một số trang trại nằm xen lẫn với khu dân cư. Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có diện tích 156 hécta tại 3 ấp 7, 8 và Suối Cả, xã Bàu Cạn. Cụm giết mổ tập trung được bố trí tại ấp Xóm Trầu (xã Long An) và ấp 5 (xã Long Phước) theo công nghệ hiện đại.

Dù vất vả nhưng không bao giờ bỏ ruộng, hết vụ này lại gối vụ khác, nhờ vậy, nhiều gia đình nông dân trong tỉnh Bắc Giang kinh tế khá giả, có "của ăn của để”.

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển đều khắp nhờ có nhiều ưu thế về thổ nhưỡng, đặc biệt đất phù sa màu mỡ. Tính đến đầu năm 2013, An Giang có tới 23.930 ha đất trồng màu các loại. Những loại rau củ trồng có hiệu quả nhất hiện nay gồm các loại rau xanh, khoai lang, khoai mì, khoai cao, dưa hấu, dưa leo, bí rợ…

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vừa qua xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học - Công nghệ) triển khai mô hình trồng nấm, kết quả ban đầu rất khả quan.

Mía tím Kim Tân (Thạch Thành - Thanh Hóa) là giống mía quý, nổi tiếng từ lâu nhưng một thời gian dài bị “lãng quên” và hầu như không phát triển.