Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò

Chí Công Vào Mùa Khai Thác Sò
Publish date: Tuesday. February 25th, 2014

Xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đang bước vào những ngày chính vụ khai thác sò.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Toàn xã Chí Công hiện có gần 600 chiếc ghe thuyền, chủ yếu là thuyền chuyên ghề đi lặn hải sản và thuyền đi nghề giã, lưới rê, kéo đơn, câu đơn. Lượng sò cập bến ở xã Chí Công những ngày này có khi lên đến cả trăm tấn mỗi ngày. Sò, nghêu, ốc được các nậu vựa, doanh nghiệp chế biến hải sản ở địa phương thu mua, chế biến xuất khẩu và một phần tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng khắp trong và ngoài tỉnh.

Tiểu thương phân loại sò ngay trên bãi

Anh Trần Văn Liên (32 tuổi, thôn Hà Thủy, xã Chí Công) chủ ghe chuyên nghề lặn cho biết: “Ghe tôi có 10 lao động, những ngày này trung bình mỗi lần ra khơi lặn cũng được 3,4 - 4 tấn sò các loại, nhiều nhất vẫn là sò lông, sò điệp, sò quạt”.

Cân ký và thanh toán tiền thu mua sò tại chỗ

Chính vụ nên giá bán tại bãi sò cũng khá rẻ, khoảng 15.000 đồng/kg sò lông, 20.000 đồng/kg sò điệp, sò quạt… Sau một ngày lặn biển, trừ hết chi phí, bình quân mỗi ngư dân lặn biển ở đây thu nhập gần cả triệu đồng.


Related news

Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào Hòa Vang (Đà Nẵng) Trồng Cỏ Nuôi Bò Thành Phong Trào

Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.

Tuesday. November 25th, 2014
Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

Thursday. June 19th, 2014
Vụ Đông Xuân 2014-2015 Gieo Sạ Hơn 17.000 Ha Ở Cái Bè Vụ Đông Xuân 2014-2015 Gieo Sạ Hơn 17.000 Ha Ở Cái Bè

Vụ lúa đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, vì cho năng suất, sản lượng và chất lượng cao nhất so với các vụ lúa còn lại. Vì thế, ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo các xã cần dựa trên cơ sở dự báo thời tiết, thủy văn và sự di trú của các đối tượng dịch hại để xây dựng lịch thời vụ xuống giống đồng loạt né rầy gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá một cách phù hợp.

Wednesday. November 26th, 2014
Hướng Làm Ăn Mới Hướng Làm Ăn Mới

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

Thursday. June 19th, 2014
Chùm Ngây Cây Trồng Mới Chùm Ngây Cây Trồng Mới

Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.

Wednesday. November 26th, 2014