Chế Biến Chè Sạch Quy Mô Hộ Gia Đình
"Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp." Một nông dân cho biết.
Năm 2007, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối kết hợp với tỉnh Phú Thọ triển khai xây dựng mô hình chế biến chè sạch quy mô hộ tại Hương Xạ, với mục tiêu hỗ trợ thiết bị chế biến chè và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn chè an toàn và chế biến chè sạch bằng dây chuyền thiết bị công nghệ. Đối tượng là các hộ nghèo trồng chè trong xã và các hộ trồng chè khác có nhu cầu chế biến chè búp tươi.
Chè được chế biến bằng một hệ thống máy đồng bộ, đúng tiêu chuẩn ngành chè, không dùng phụ gia và hoá chất. Để sản phẩm đảm bảo sạch, những hộ trồng chè đều phải sản xuất theo quy trình sạch. Có nghĩa là phải sạch từ đất, nước, giống, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, đảm bảo đủ thời gian cách ly quy định và dùng những loại thuốc BVTV có trong danh mục. Dù khó nhưng người dân rất phấn khởi thực hiện. Họ nhận thức rằng đây chính là con đường duy nhất và bền vững để cây chè mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Sau một năm thực hiện, kết quả đạt được đã làm cho người nông dân vui khôn xiết: 1kg chè sạch khô sau khi sao, vò bằng máy tính ra chỉ hết có 15.550 đồng, trong khi đó nếu sấy thủ công thì cũng phải chi hết 14.050 đồng. Tuy chi phí cho sấy chè bằng máy cao hơn sấy thủ công 1.500 đồng/kg, nhưng bù lại, giá bán của chè sấy bằng máy được từ 30-35 ngàn đồng/kg so với chè sấy thủ công chỉ 20-25 ngàn đồng/kg, cao hơn 10 ngàn đồng. Đặc biệt là sấy chè sạch bằng máy, sản phẩm ra lò đến đâu đều bán hết đến đấy. Như vậy, về hiệu quả kinh tế, sấy chè bằng máy cao hơn nhiều so với sấy thủ công.
Nếu mô hình này được nhân rộng, sẽ góp phần hình thành nên những vùng sản xuất chè sạch chuyên canh, với chất lượng cao và ổn định, đó cũng là góp phần vào xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thị trường mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, có một điều người dân thấy băn khoăn là, giá trị chiếc mấy sấy còn đắt so với thu nhập của người dân hiện nay. Chính vì vậy, nhà nước cần có một chính sách hỗ trợ người dân mua máy sấy.
Related news
Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.
Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?
Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.
Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.