Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất thải nuôi trồng gây hại môi trường, đe dọa sức khỏe người dân

Chất thải nuôi trồng gây hại môi trường, đe dọa sức khỏe người dân
Publish date: Tuesday. November 10th, 2015

Môi trường hứng chịu chất thải nông nghiệp

Đề cập đến thực trạng này, GS-TS Đặng Kim Chi (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho biết: “Việc sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nông thôn.

Theo kết quả nghiên cứu về quá trình hấp thụ phân bón trong trồng trọt, hầu hết các cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 40-50% lượng phân bón.

Trong khi đó từ năm 2008 đến nay, tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tăng trung bình khoảng 481.167 tấn/năm.

Nếu không có biện pháp quản lý thì dư lượng thuốc BVTV có thể ngấm vào môi trường từ 192.467 - 240.583 tấn/năm”.

Ước tính lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản không được dùng hết, thải ra môi trường 1,32 triệu tấn/năm. Ảnh minh họa: Nuôi tôm hùm ở Nha Trang, Khánh Hòa.

GS-TS Đặng Kim Chi phân tích thêm: Việc thâm canh mùa vụ làm tăng nhanh khối lượng phế phụ phẩm sau thu hoạch như rơm, rạ, trấu, cám… Như ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, ước tính lượng chất thải rơm, rạ hàng năm lên tới 76 triệu tấn.

Biện pháp xử lý chủ yếu đối với loại chất thải này là đốt ngoài đồng, tạo nên các luồng khói bụi ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.

Trong chăn nuôi, cùng với sự gia tăng đàn và số lượng vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng tăng.

Mỗi năm nguồn thải từ chăn nuôi thải ra môi trường lên tới 84,5 triệu tấn bao gồm phân, các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm.

Bên cạnh gây ô nhiễm môi trường đất, nước, thì tình trạng ô nhiễm mùi và không khí do phân hủy chất thải chăn nuôi cũng là vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Một ví dụ điển hình là tình trạng gây ô nhiễm của trại lợn giống Thái Dương tại xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), đã gây thiệt hại 14,2ha diện tích lúa và 4,23ha diện tích nuôi cá, khiến người dân trong vùng bức xúc.

Nuôi trồng thủy sản cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường cần được quan tâm, do hiện nay diện tích đất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng dẫn đến tình trạng xâm mặn vào đất liền, xảy ra các dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng đất, môi trường sống của quần xã sinh vật...

Nên bắt buộc dùng công nghệ xử lý chất thải

Để hướng tới phát triển bền vững tại các vùng nông thôn, theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cần có định hướng các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, ưu tiên các công nghệ phòng ngừa và giảm thiểu chất thải nông nghiệp và nông thôn, công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải nông nghiệp.

Bắt buộc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải nông nghiệp, áp dụng các công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi, nước thải nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt yêu cầu tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường trước khi xả thải.

Để kiểm soát ô nhiễm do phát triển nông nghiệp, nông thôn, GS- TS Đặng Kim Chi cho rằng: “Cần nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động quản lý môi trường cấp huyện, xã.

Cần có các đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cấp quản lý chất thải nông thôn, phân công rõ trách nhiệm quản lý môi trường tại các vùng sinh thái, các vùng chăn nuôi”.

Theo TS Trần Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ (Viện Môi trường nông nghiệp), cần tăng cường công tác chống nhập lậu hóa chất BVTV không rõ nguồn gốc, đồng thời tiếp tục nghiên cứu các công nghệ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV, trong đó ưu tiên các giải pháp công nghệ không đốt”.

Điều tra của Bộ TNMT, tính đến tháng 6.

2015 trên địa bàn toàn quốc thống kê được 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV trên 46 tỉnh, thành phố, trong đó có khoảng 200 điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.


Related news

Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.

Monday. November 25th, 2013
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Con Cá Tra Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Con Cá Tra

Cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới, song, từ năm 2008 đến nay, niềm tự hào của ngành thủy sản đang phải trải qua cơn thoái trào: nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, nông dân treo ao.

Monday. November 25th, 2013
Người Mang Hàu Thái Bình Dương Về Cửa Biển Sa Huỳnh Người Mang Hàu Thái Bình Dương Về Cửa Biển Sa Huỳnh

Trong một chuyến công tác tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông nuôi hàu đầu tiên ở vùng cửa biển Sa Huỳnh, đó là ông Công Văn Thanh ở thôn Thạnh Đức 1.

Monday. November 25th, 2013
Truy Xuất Nguồn Gốc Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ Tại Thái Lan Truy Xuất Nguồn Gốc Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ Tại Thái Lan

Nhằm tăng cường công tác quản lý giống, nhất là giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, từ ngày 20 – 25/10/2013, Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn công tác đi kiểm tra truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại một số cơ sở sản xuất giống tại Thái Lan. Đoàn do ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, làm Trưởng đoàn.

Monday. November 25th, 2013
Lão Nông Thuần Hóa Gà Rừng Lão Nông Thuần Hóa Gà Rừng

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Monday. November 25th, 2013