Chất cấm và thịt ngoại

Không chỉ ở bài toán chi phí chăn nuôi mà chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ quyết định sự thành bại trong cuộc đua giành thị trường này.
Và sản phẩm chăn nuôi nội địa đang ở thế yếu với nhiều tai tiếng về mặt chất lượng, nhất là tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, như: chất tạo nạc ở heo, chất làm vàng da gà…
* Mối nguy chất cấm
Với tổng đàn đạt gần 1,6 triệu con, Đồng Nai đang đứng đầu cả nước về sản lượng heo.
Việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh dù chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ nhưng đã gây hại không nhỏ cho cả ngành chăn nuôi của địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước.
Năm 2012, ngành chăn nuôi Đồng Nai đã từng điêu đứng vì thông tin thịt heo nhiễm chất tạo nạc.
Tuy thực tế tỷ lệ vi phạm thấp, nhưng do các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa thông tin gây hoang mang khiến người tiêu dùng quay lưng với thịt heo.
Giá heo hơi đang từ 50 - 52 ngàn đồng/kg rớt xuống còn 37 - 38 ngàn đồng/kg.
Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, ước thiệt hại mà thông tin về chất cấm gây ra cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong năm 2012 là gần 3 ngàn tỷ đồng và còn để lại hệ lụy khá lâu.
Riêng Đồng Nai bị thiệt hại gần 500 tỷ đồng.
Chi cục Thú y Đồng Nai tăng cường kiểm tra vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và sẽ xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đã có bài học trước mắt, nhưng gần đây dư luận lại xôn xao thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với mức độ vi phạm ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn.
Bà Nguyễn Thị An, chủ một trang trại chăn nuôi tại huyện Vĩnh Cửu, lo lắng: “Thời điểm báo chí đưa thông tin heo nhiễm chất tạo nạc, heo trong trang trại tôi đã quá lứa nhưng vẫn chưa xuất chuồng được; giá heo có dấu hiệu giảm, nhất là tình trạng thương lái lợi dụng cơ hội này để ép giá.
Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng xử lý thật nặng để những vi phạm này không tiếp tục tái diễn, gây thiệt hại khôn lường cho cả ngành chăn nuôi”.
PGS. TS Lã Văn Kính, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Đông Nam bộ - người đầu tiên về Đồng Nai khuyến cáo người chăn nuôi không sử dụng chất cấm, nhận xét: “Sử dụng chất cấm dù vô tình hay cố ý cũng là đang gây ra tội ác lớn, bởi không chỉ đầu độc người tiêu dùng mà còn đầu độc chính bản thân, con cháu mình.
Thực tế sử dụng chất cấm, người chăn nuôi không có lợi mà chỉ làm lợi cho một số ít thương lái bất chấp mọi thủ đoạn để có lợi nhuận cao.
Người tiêu dùng trong nước sẽ quay lưng lại với thịt nội, khi ấy ngành chăn nuôi sẽ tự đẩy mình rơi xuống vực nếu tình trạng dùng chất cấm không được ngăn chặn kịp thời”.
* Cạnh tranh khốc liệt
Trước tình trạng một vài trường hợp vi phạm mà cả ngành chăn nuôi phải lao đao, hàng trăm người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đã ký cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi heo và sẽ tố giác cơ sở sử dụng chất cấm.
Việc phát huy vai trò của cộng đồng trong thay đổi nhận thức sản xuất an toàn; trong giám sát, tố cáo những đối tượng vi phạm trong sử dụng chất cấm cũng được cho là giải pháp hữu hiệu để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước.
Vì nếu không thay đổi, sản phẩm chăn nuôi nội địa sẽ thua ngay trên sân nhà khi người tiêu dùng quay sang lựa chọn thịt ngoại đang tràn vào thị trường nội địa.
Theo ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho thấy từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm liên tục thua lỗ vì không cạnh tranh lại được thịt ngoại giá rẻ.
Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, các trang trại chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản và gây hệ lụy rất lớn.
Nguyên nhân khiến gà Việt Nam yếu thế trong cạnh tranh với gà Mỹ về giá là do chăn nuôi trong nước còn manh mún, nhỏ lẻ.
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác tác động, như: lãi suất ngân hàng còn cao; yếu về khâu con giống; thiếu chính sách, cơ chế ưu đãi phát triển chăn nuôi; chăn nuôi trong nước hầu như không được bảo hộ vì thiếu hàng rào kỹ thuật kiểm soát..
Trong khi sản phẩm nông nghiệp Việt Nam liên tục bị các nước kiện bán phá giá, thì trong nước chưa có trường hợp nào chống bán phá giá với nông sản nhập.
Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ đã chính thức kiện các doanh nghiệp Mỹ bán phá giá gà tại thị trường Việt Nam.
Hiện hiệp hội đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để đưa vụ việc ra tòa.
PGS. TS Lã Văn Kính nói: “Mới đây, tôi đã đề nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn nên tăng mức xử phạt hành chính với các trang trại, cơ sở dùng chất cấm từ 5 - 15 triệu đồng/trại lên 100 triệu đồng/trại.
Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng phải chuyển qua xử lý hình sự, những trường hợp phát hiện tái phạm buộc ngưng chăn nuôi.
Xử phạt nặng, quản lý chặt sẽ dẹp được việc lén lút dùng chất cấm”.
Nhằm xây dựng uy tín chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh, đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm xây dựng chuỗi liên kết. .. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh có 139 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích trên 15. 674 hécta.
Thời gian qua, tỉnh đã tập trung tìm giải pháp để giải gỡ quy hoạch “treo” cho các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung bằng việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung.
Kết quả, qua 5 năm thực hiện (2011 - 2015), toàn bộ 139 vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung đã được đầu tư gần 227km đường giao thông, đạt gần 35% so với quy hoạch đã phê duyệt; xây dựng được trên 290km đường điện, đạt gần 49% so với quy hoạch đã phê duyệt.
Qua đó, các chủ trang trại đầu tư ngày càng tăng.
Cụ thể, năm 2009, toàn tỉnh có 1. 626 trang trại, trong đó có 200 trang trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi.
Đến tháng 9-2015, toàn tỉnh có 2. 044 trang trại, trong đó có 523 trang trại trong vùng quy hoạch.
Related news

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.