Chăn Nuôi Lợn Sinh Học Lãi 1 Triệu Đồng/con

Ngày 17/12, tại thị xã Sơn Tây, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn sinh học năm 2014, phương hướng giải pháp năm 2015 và những năm tiếp theo.
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện nay có hai hình thức chăn nuôi sinh học đã và đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội là chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học.
Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.
Thời gian nuôi lợn theo phương thức sinh học 4 – 6 tháng/lợn thịt, tiêu tốn thức ăn 2,9 – 3,1kg thức ăn/kg tăng trọng, khả năng tăng trọng đạt 630 – 720g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 83 – 85%. Giá thành sản xuất ra 1kg lợn hơi là 42.000 – 44.000 đồng/kg, giá bán thịt hơi 52.000 đồng/kg. Trên cơ sở tính toán của các chủ hộ chăn nuôi, với giá đầu vào, giá xuất chuồng ổn định như vậy thì mỗi con lợn sau khi trừ chi phí cho thu lãi 800.000 – 1.000.000 đồng/con. Đặc biệt, qua phân tích chất lượng, sản phẩm thịt lợn từ các hộ chăn nuôi bằng phương thức ăn sinh học đều đạt chỉ tiêu cho phép, không có vi khuẩn samonella, không tồn dư kháng sinh và kim loại nặng.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, phương thức chăn nuôi bằng thức ăn sinh học phù hợp với quy mô chăn nuôi vừa ngoài khu dân cư, có triển vọng phát triển.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng ra các địa phương nhằm làm tăng tỷ trọng thực phẩm chăn nuôi bằng phương pháp sinh học trong đó xây dựng các chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp giết mổ, tiêu thụ thành chuỗi khép kín.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp tác xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sinh học giữa Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Trạm phát triển chăn nuôi Sơn Tây và các doanh nghiệp cung cấp thức ăn sinh học, doanh nghiệp giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng được đánh giá, so sánh chất lượng thịt lợn nuôi bằng phương thức sinh học và thịt lợn thường bằng cách nấu và nếm thử.
Theo đó, thịt lợn thường mua ngoài chợ khi luộc lên nước đục và có nhiều bọt, còn thịt lợn nuôi bằng phương thức sinh học thì nồi nước trong hơn, không có bọt. Khi ăn có vị thơm và ngọt tự nhiên.
Related news

Vừa qua, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng- vật nuôi- thủy sản TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần EWOS Việt Nam đánh giá kết quả dự án "Mô hình trình diễn nuôi cá lóc trong vèo sử dụng thức ăn viên EWOS" tại một số hộ dân trên địa bàn TP Cần Thơ. Mô hình trình diễn này cho kết quả cao so với cách nuôi truyền thống (sử dụng cá bổi làm mồi) và hứa hẹn cơ hội phát triển nghề nuôi cá lóc, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ ở nông thôn…

Bởi hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá trong vèo mùa nước lũ khá cao nên năm nay nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong vèo.

Giá tôm tăng, lẽ thường người nuôi và doanh nghiệp (DN) Quảng Ngãi phấn khởi. Ấy vậy mà vừa qua, tôm đột ngột tăng giá lại khiến “dân cười, DN mếu”. Qua thật về lâu dài, động thái này dễ khiến thị trường bất ổn, còn hoạt động nuôi tôm cũng bị đảo lộn..

Ông Philip Bacac - Tổng giám đốc Metro cho biết, bên cạnh các sản phẩm thủy sản đã đáp ứng yêu cầu “MetroGAP”, thời gian tới, Metro sẽ lựa chọn thêm các nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống đạt chứng nhận VietGAP đưa vào bán tại siêu thị này.

Anh Phan Văn Mãi ở thôn 7 Nam, xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) được nhiều người biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi tổng hợp: cá lóc, cá trê, bò, heo, vịt. Trang trại tổng hợp của anh đạt hiệu quả cao và được người dân địa phương học hỏi, áp dụng.