Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Giảm Sút

Chăn Nuôi Giảm Sút
Publish date: Friday. November 8th, 2013

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện tại tổng đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có hơn 17.000 con trâu, bò, gần 60.000 con heo và khoảng 300.000 con gia cầm, giảm gần 40% so 6-7 năm trước. Tại sao hoạt động chăn nuôi sa sút, trong khi Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thịt động vật khá lớn?

Thực trạng buồn của chăn nuôi

Cách đây ít năm, ở Đà Nẵng có 64 trang trại chăn nuôi, trong đó không ít trang trại nuôi các loài vật có tính đặc thù như đà điểu, ba ba, heo rừng lai…, nhưng hiện nay chỉ còn hơn chục trang trại. Trong số các trang trại đang hoạt động phần lớn là của Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam tại Đà Nẵng. Hoạt động chăn nuôi trong hộ nông dân đã giảm ở mức thấp nhất kể từ trước đến nay. Nếu như trước đây, hầu như hộ nào ở nông thôn cũng chăn nuôi, hộ nhiều có khi cả trăm con heo/lứa, hộ ít vài ba con, còn hiện tại mỗi thôn chỉ còn dăm bảy hộ chăn nuôi.

Gia đình bà Trần Thị Năm từng là điển hình chăn nuôi ở thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước. Thời kỳ cao điểm, trong dãy chuồng xây dựng khá cơ bản sau nhà liên tục có bốn, năm chục con heo đủ lứa. Bà đầu tư xây dựng hầm biogas thể tích lớn. Vài năm trở lại đây, dãy chuồng ấy để không. Hiện tại, tận dụng thức ăn thừa, bà nuôi một heo nái. Tương tự, hộ ông Phạm Đình Bán, ở thôn Hưởng Phước, xã Hòa Liên phá bỏ dãy chuồng nuôi heo quy mô lớn để chuyển sang làm việc khác. Trước đây, ngược Hòa Liên, hỏi điển hình làm ăn giỏi, chính quyền địa phương đều giới thiệu đến hộ này. Dạo đó, với tổng đàn heo hơn 100 con/lứa, trong đó 12 heo nái, gia đình ông Bán ăn nên làm ra từ chăn nuôi. Hiện nay, mặc dù rất nỗ lực, song gia đình ông Bán chỉ duy trì gần 10 con để tận dụng thức ăn thừa của gia đình và bà con lối xóm.

2-3 năm trở lại đây, không ít chủ trang trại chăn nuôi đã “bỏ của chạy lấy người” sau khi liên tiếp thua lỗ. Thôn Diêu Phong, xã Hòa Nhơn từng là nơi hội tụ các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, có trang trại 6-7 nghìn con gà đẻ. Nhưng hiện nay khu vực có nhiều trang trại chăn nuôi ấy hoang vắng đến kỳ lạ. Người dân địa phương cho biết, do thua lỗ nên đóng cửa hết cả rồi. Ở thôn Sơn Phước, xã Hòa Ninh cũng vậy, trước đây có 4-5 trang trại nuôi gà công nghiệp, nay là bãi đất trống. Thời kỳ cao điểm, tại thôn Nam Sơn, xã Hòa Tiến có 13 trang trại nuôi heo và gà công nghiệp, còn hiện tại chỉ còn 4 trại nuôi heo.

Cần chuyển hướng trong chăn nuôi

Nói về nguyên nhân dẫn đến chăn nuôi sa sút, bà Trần Thị Năm cho rằng: Nuôi heo liên tiếp bị thua lỗ, người chăn nuôi không thể duy trì để chuốc thêm nợ. Trước đây, heo hơi 45.000 - 47.000 đồng/kg, thức ăn chỉ 6.000-7.000 đồng/kg, còn nay heo giá 33.000 đồng/kg, thức ăn tăng so với trước hơn 1.000 đồng/kg, làm sao nuôi nổi. Đó là chưa kể, dịch bệnh liên tục đe dọa, nếu tràn qua chuồng coi như mất trắng.

Ông Thái Bá Quang, Trưởng phòng Quản lý Kỹ thuật thuộc Sở NN&PTNT cho rằng, chăn nuôi ở Đà Nẵng sa sút có nhiều nguyên nhân. Trước hết, Chỉ thị 12 ban hành, phạm vi được phép chăn nuôi thu hẹp. Ngày 16-8-2010, UBND thành phố có Công văn số 3574/VP-QLĐTh, gửi Sở NN&PTNT, Sở Xây dựng về việc không đồng ý quy hoạch bố trí khu chăn nuôi gia súc và gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố. Do vậy, các trang trại chăn nuôi không còn cơ hội phát triển.

Cùng theo đó, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại không nhỏ. Chỉ tính riêng đợt dịch năm 2010, có 5.238 con heo nhiễm bệnh, trong đó 2.907 con bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 98 tấn. Việc cung ứng thức ăn khá bị động, khó kiểm soát về chất lượng. Giá đầu vào liên tục tăng, trong khi giá đầu ra con vật nuôi giảm, hoạt động chăn nuôi liên tiếp bị thua lỗ.

“Từ trước đến nay chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp và hoạt động này từng là cơ hội xóa nghèo, làm giàu cho rất nhiều gia đình. Không thể không phát triển chăn nuôi, khi mà ở Đà Nẵng rất giàu tiềm năng, nhất là thị trường”, ông Trần Đình Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết như vậy. Theo ông Quỳnh, thành phố Đà Nẵng đang chuyển dịch theo hướng dịch vụ - du lịch, do vậy chăn nuôi cũng chuyển biến theo hướng đó, tức là chọn con vật nuôi phù hợp, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trước hết, chăn nuôi thời gian tới phải phát triển theo hướng an toàn sinh học.

Tăng tổng đàn gà thả vườn, các loài vật nuôi có nguồn gốc hoang dã như thỏ, heo rừng, nhím, kỳ đà... là hướng phát triển khả thi. Bên cạnh đó, khai thác tối đa tiềm năng đất đai, khu vực không ảnh hưởng các dự án tiếp tục đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn, trong đó ưu tiên phát triển đàn bò laisin, đàn dê... Yếu tố có tính quyết định để đẩy mạnh chăn nuôi là cơ quan thú y ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ về kỹ thuật, giống và vốn liếng...


Related news

Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Vai trò của Hội Nông dân tỉnh

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

Tuesday. May 12th, 2015
Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

Tuesday. May 12th, 2015
Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

Tuesday. May 12th, 2015
Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

Tuesday. May 12th, 2015
Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Tuesday. May 12th, 2015