Chặn đứng gần 5 tấn thịt heo bệnh sắp vào chợ

Chiều 19-11, lực lượng chức năng Bình Dương tổ chức tiêu hủy 4,5 tấn thịt heo hôi thối, chuyển màu nghi là heo bệnh.
Trước đó, tối 18-11, cán bộ quản lý thị trường phối hợp với cảnh sát môi trường Bình Dương đã bắt giữ 2 xe tải chở thịt heo bẩn đến phân phối tại khu chợ Đông Đô (chủ yếu bán thực phẩm cho công nhân ở phường An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương).
Xe chở thịt heo bị bắt giữ khi chuẩn bị phân phối thịt vào chợ công nhân
Bên trong hai xe tải có tổng cộng 4,5 tấn thịt heo không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Toàn bộ số hàng trên được đông lạnh, có chất phụ phẩm, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, một số tảng thịt heo lớn có xuất hiện những cục hạch to bằng đầu ngón tay và đã chuyển màu thâm.
Chủ số hàng trên là Nguyễn Văn Cao (ngụ phường An Phú, Thuận An, Bình Dương), khai số hàng trên được thu mua từ huyện Thống Nhất, Đồng Nai rồi phân phối cho các tiểu thương bán cho công nhân sử dụng.
Related news

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, trong nửa đầu tháng 5/2015, toàn tỉnh có khoảng 30 tấn thanh long không tìm được đầu ra.

Ở vùng Đông Nam bộ, điều là cây công nghiệp dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tỉnh Bình Phước có quỹ đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh, rất thuận tiện cho sự phát triển tối ưu của cây điều, cho năng suất cao. Dẫu giá cả có trồi sụt trong những năm qua, song cây điều vẫn giúp bà con nông dân ở địa phương này có đời sống ổn định.

Cần cù, chịu khó cộng với sự đầu tư “bài bản”, nghề trồng lúa cũng có thể làm giàu. Đó là 3 anh em: Đặng Duy Phán, Đặng Duy Phú, Đặng Duy Trung ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lúc mới vào vụ, giá hành tím được đẩy lên đến 25.000 đồng/kg. Nhưng, khi càng cận ngày Tết Nguyên đán 2015, giá hành càng giảm mạnh và đến khi vụ hành mùa (hành chính vụ) chính thức bước vào thu hoạch, người trồng hành tím mới vỡ mộng vì hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu nào đến thu mua.

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.