Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm bón nhãn sau thu hoạch

Chăm bón nhãn sau thu hoạch
Publish date: Thursday. September 3rd, 2015

Vì vậy, cần tỉa cảnh, tạo tán, bón phân trả lại sức khỏe cho cây, đảm bảo sự phục hồi, sinh trưởng, phát triển sau 5-6 tháng nuôi quả và tiếp sức cho ra quả vụ sau.

Nhãn là cây ăn quả đặc sản, quả nhãn ăn ngon và có giá trị kinh tế cao, thích ứng rộng có thể trồng được ở nhiều nơi. Nhưng để nhãn sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao thì trồng trên đất phù sa là thích hợp nhất; bởi nhiều màu, ẩm mát, không bị úng nước. Và nơi có nhiệt độ bình quân từ 20 độ C trở lên, thời kỳ hoa nở từ 20 -27 độ C.

Nếu nhiệt độ thấp, việc thụ tinh sẽ bị trở ngại ảnh hưởng tới năng suất. Khi thu hoạch nhiệt độ cao phẩm chất quả sẽ tốt. Nhãn không chịu được nơi ẩm độ không khí quá khô, đặc biệt là thời kỳ nở hoa rất cần nước, nhất là thời kỳ mầm hoa, quả phát triển, không chịu được ánh sáng gay gắt, thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.

Ở miền Bắc, hai tỉnh trồng nhãn lâu đời và hiện nay có diện tích lớn là Hưng Yên và Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc, tỉa cành, tỉa quả, BVTV,… trong đó có việc dùng phân Văn Điển bón cho cây nhãn sau thu hoạch đã được quan tâm và làm được việc trên góp phần quan trọng cho việc tăng năng suất và chất lượng.

Việc tạo tán, tỉa bớt cành yếu làm cho cây thưa cành, tán rụt lại không để vươn quá cao để phân hóa mầm nhanh, liền sau đó là xới xáo gốc, vệ sinh vườn sạch và bón phân.

Thời gian bón tháng 8, tháng 9, tùy theo tuổi cây và tán cây, mỗi gốc bón 50 - 60 kg phân chuồng, 0,5 - 2kg phân NPK Văn Điển 2.12.4, hoặc NPK Văn Điển 5.10.3. Đào rãnh theo tán lá rộng 30cm, sâu 30cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.

Ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội nơi nổi tiếng với thương hiệu “Nhãn muộn Đại Thành”. Nhắc tới nơi đây ai cũng biết ông Lê Văn Thành có cây nhãn tổ, tuổi hàng trăm năm. Cây to như cây đa, tán vẫn xanh tốt, cho quả ngon và sai.

Nói về hiệu quả bón phân Văn Điển với nhãn, ông nhận xét: “Gia đình có 150 cây nhãn, đa số tuổi từ 8 đến 15 năm, giống trồng là nhãn muộn Đại Thành.

Mỗi năm bón phân 2 đợt. Đợt 1: Bón sau thu hoạch cuối tháng 9 đầu tháng 10, bón phân NPK Văn Điển 5.10.3, mỗi gốc 5-7kg.

Đợt 2: Bón tháng 4 (nuôi quả), bón NPK Văn Điển 4.10.4 mỗi gốc 2-3kg.

Bón phân đợt 1 sau thu hoạch là quan trọng nhất cho cây chóng hồi phục. Phân Văn Điển giúp cho cây thêm mỡ bóng, vỏ nhẵn, tán cây đều, lá dày bóng, xanh mượt, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế tác hại khi thời tiết lúc ra hoa trời âm u, mưa phùn. Quả to, nên vai, cuống mềm rủ, vỏ quả vàng sáng, cùi dày thịt dóc, được nước và tăng vị ngọt thơm”.

Ông Vũ Văn Trưởng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Hưng có lời khen về phân Văn Điển: “Gia đình có 5 sào nhãn với gần 100 cây 8-9 tuổi. Sau khi thu hoạch quả xới đất xung quanh tán cây bón 2-3kg phân NPK Văn Điển 2.12.4.
Phân Văn Điển giúp cây chóng hồi phục, ra mầm nhanh, mầm mập khỏe, cây tốt bền, lá dày màu xanh bóng, hạn chế sâu bệnh, hạn chế rụng hoa quả, quả to và sai. Bón nhiều đạm bốc lên lá, vỏ cây sần sùi, lá xanh mỏng, quả không đều hay rụng quả non”.

Những hộ trồng nhãn ở huyện Quốc Oai cũng như xã Đại Thành và gia đình ông Thành, vài ba năm trước đại đa số hộ bón NPK thông thường hoặc phân đơn (đạm và kali) nên cây nhãn xấu, xơ xác, hoa quả ít, cuống cứng, buồng không rủ, quả nhỏ ít nước, ăn nhạt. Nhất là những năm thời tiết khắc nhiệt thường mất mùa.

Phân NPK Văn Điển có đủ 16 nguyên tố thiết yếu trên. Ví dụ: Phân NPK Văn Điển 5.10.3, thành phần dinh dưỡng gồm: N: 10%, P2O5: 10%, K2O: 3%, S: 1%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Zn, B, Mo, Ca, Co...

Đạm, lân, kali cần nhiều nhưng vai trò của các chất trung và vi lượng rất quan trọng giúp cho cây trồng tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất thuận, sâu bệnh và tăng chất lượng sản phẩm.

Ví dụ: Si (Silic) giúp cây cành cứng, tăng sức chống chịu hạn, úng, nóng, rét, sâu bệnh, giảm chất độc trong đất, tăng tỷ lệ đường và hương vị thơm ngon cho quả.

Ca (canxi) có tác dụng khử chua, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thuận lợi, đất ngày càng tơi xốp màu mỡ.

Tỉnh Hưng Yên có diện tích nhãn xấp xỉ 5.000 ha, các giống nhãn chủ yếu là nhãn lồng, nhãn muộn, Hương Chi. Nông dân nơi đây thâm canh đạt trình độ cao, qua nhiều năm thử nghiệm nhiều loại phân bón đến nay đa số đã chọn phân NPK Văn Điển để bón cho nhãn.

Ông Nguyễn Đức Thụ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên nhận xét: “Sản xuất nông Nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước áp dụng công nghệ cao để có hiệu quả, bền vững thì khâu phân bón phải chú ý tới các chất trung và vi lượng. Phân Văn Điển là loại phân giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng được yêu cầu như trên.

Đối với cây trồng nói chung và với cây nhãn nói riêng tại sao lại có sự khác biệt giữa bón các loại phân trên với bón NPK Văn Điển? Phân NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn cung cấp cho cây các chất trung và vi lượng vì cây cần 16 nguyên tố thiết yếu.

Phân Văn Điển giúp cho nhãn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với sâu bệnh và hạn chế rủi do khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận. Do cây khỏe có sức đề kháng tốt nên hạn chế phải phun thuốc góp phần làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng”.

Ông Nguyễn Xuân Thu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Cừ cũng đồng tình với ý kiến của ông Thụ: “Để nhãn tăng năng suất và chất lượng nhất là hạn chế phun thuốc BVTV nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giúp nâng cao giá trị thì bón phân Văn Điển và bón đúng kỹ thuật cũng là một giải pháp vì lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên, không phải là phân hóa học, rất thân thiện với môi trường phù hợp với quy trình sản xuất VietGAP.

Phân NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng với thành phần cân đối hợp lý đáp ứng với yêu cầu của cây nhãn nên thay thế phân lân bằng bón phân NPK Văn Điển sẽ cho hiệu quả cao hơn”.

Xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ bón phân Văn Điển cho cây trồng nói chung và cho cây nhãn nói riêng đã thành tập quán, hiện nay hàng năm thông qua Hội Nông dân dịch vụ hàng trăm tấn NPK Văn Điển chậm trả cho nông dân.


Related news

 Diện tích cánh đồng liên kết vụ thu đông đạt trên 5.700ha Diện tích cánh đồng liên kết vụ thu đông đạt trên 5.700ha

Tính đến nay, diện tích lúa thu đông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống được 143.000ha, vượt 43% so với kế hoạch và tăng 20.000ha so với cùng kỳ.

Tuesday. November 3rd, 2015
Gừng trâu dưới tán vải Gừng trâu dưới tán vải

Gia đình chị Nguyễn Thị Thạch ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều. Hiệu quả là tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tuesday. November 3rd, 2015
Hầu hết giống mắc ca được bày bán đều không rõ nguồn gốc Hầu hết giống mắc ca được bày bán đều không rõ nguồn gốc

Mới đây, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng giống cây mắc ca tại các cơ sở gieo ươm, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, nguồn giống tại các cơ sở này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dân mua giống về trồng.

Tuesday. November 3rd, 2015
 Ông Miên mía Ông Miên mía

Tốt nghiệp Trung cấp cơ khí và là thợ sửa chữa máy trong thời bao cấp nhưng ông Đoàn Đắc Miên tại xã Sơn Nguyên - huyện Sơn Hòa – tỉnh Phú Yên được biết đến với tên gọi là ông Miên “mía”. Biệt danh Miên “mía” gắn chặt với cuộc đời lão nông tri điền này đã hơn 20 năm.

Tuesday. November 3rd, 2015
Nhà nông trẻ thành công với bưởi da xanh Nhà nông trẻ thành công với bưởi da xanh

Phát huy sự năng động của tuổi trẻ, anh Nguyễn Xuân Liêm (ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã thành công trong việc trồng bưởi da xanh.

Tuesday. November 3rd, 2015