Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

CEO ngoại chỉ ra 4 điểm đáng tiếc của nông nghiệp Việt Nam

CEO ngoại chỉ ra 4 điểm đáng tiếc của nông nghiệp Việt Nam
Publish date: Wednesday. October 14th, 2015

Chia sẻ tại một hội thảo tổ chức giữa tuần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết:

Năm 2014, xuất khẩu nông sản đạt 30,8 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nông nghiệp cũng là một ngành xuất siêu của Việt Nam.

Một tín hiệu vui là từ năm 2010 đến nay, lĩnh vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp tăng xấp xỉ 2 lần. Tuy vậy, Thứ trưởng Doanh cho biết: Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp ở Việt Nam còn thấp, quy mô rất nhỏ.

“Đặc biệt, thời gian gần đây, FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài – PV) vào nông nghiệp rất hạn chế, có sự chững lại. Cách đây 5 năm, tỷ trọng FDI vào nông nghiệp chiếm 5%, thì 3 năm gần đây, tỷ trọng này chỉ đạt được gần 0,5%”, ông Doanh nói.

Vì đâu tỷ trọng FDI vào nông nghiệp sụt mạnh đến vậy?

Ông Richard Gilmore – CEO Tập đoàn GIC, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu – đã chỉ ra rằng: Thực chất, nông nghiệp là một lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam và đáng tiền để đầu tư.

“Tuy nhiên, khi nghĩ tới FDI, ai cũng nghĩ ra những ưu điểm, thuận lợi mà không nghĩ đến những hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn đầu tư ban đầu”, ông Richard nói.

Những hạn chế này, theo ông Richard, gồm:

Một là, nếu bước vào nông nghiệp Việt Nam, FDI phải làm sao để đầu tư được đến từng giai đoạn của chuỗi giá trị, tức đến tận hạ nguồn của chuỗi giá trị.

Điều này liên quan mật thiết đến mô hình đầu tư.

Hai là, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế.

“Trong 7 quốc gia ASEAN chúng tôi nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 5 về thời gian chuyên chở sản phẩm trong lãnh thổ Việt Nam cũng như thời gian cần để vận chuyển sản phẩm ra khỏi lãnh thổ quốc gia”, ông Richard cho biết.

“Việc mất nhiều thời gian vận chuyển sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh, gây thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp rất lớn. Những ai từng làm hoạt động xuất khẩu có thể hiểu điều này”.

Điều kiện cơ sở vật chất như vậy cho thấy những hạn chế rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam muốn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ba là, cần có hệ thống làm lạnh.

Để đầu tư cho hệ thống làm lạnh cần lượng đầu tư lớn cũng như kỹ năng quản lý.

Việc quản lý sản phẩm để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đặt ra những yêu cầu khác so với những gì nông nghiệp Việt Nam từng làm được cách đây 5 - 10 năm.

“Sẽ cần có nhiều quy định như an toàn thực phẩm chẳng hạn. Mặc dù nhiều cơ quan tổ chức đã triển khai việc này, nhưng chúng tôi vẫn rất quan ngại vì vấn đề này chưa được giải quyết triệt để”, ông Richard cho hay.

Bốn là, vấn đề gia nhập thị trường, tìm nguồn vốn ngắn và dài hạn.

Chúng ta cần có khả năng tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, còn có các công cụ tài chính cũng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro như vấn đề bảo hiểm, công nghệ thấp trong nông nghiệp.

“Hãy nhớ khi nói về nông nghiệp ở bất cứ điểm nào trong chuỗi giá trị, chúng ta đều nói về hình thức sản xuất nông nghiệp thâm dụng vốn, từ hoạt động sản xuất đến đóng gói, bao bì…

Chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, không chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng trong nước mà còn cả yêu cầu của nước ngoài theo chuẩn quốc tế”, ông Richard nhấn mạnh.

“Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng càng cao thì yêu cầu về tài chính cũng càng cao”.


Related news

Vú Sữa Lò Rèn Đầu Mùa Năm Nay Giá Thấp Vú Sữa Lò Rèn Đầu Mùa Năm Nay Giá Thấp

Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.

Thursday. November 27th, 2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Tìm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Rau Theo Hướng Công Nghệ Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long Tìm Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Rau Theo Hướng Công Nghệ Cao

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Monday. June 23rd, 2014
Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

Thursday. November 27th, 2014
Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thursday. November 27th, 2014
Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

Thursday. November 27th, 2014