Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân

Cây Vải Thiều Ghép Ở Nam Xuân
Publish date: Wednesday. June 4th, 2014

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

Theo anh Minh thì vải thiều vốn là cây truyền thống được trồng hiệu quả ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Bắc Giang nhưng khi được trồng ở vùng đất cao nguyên Đắk Nông cũng rất “có duyên”. Tuy nhiên, để có được kết quả như ngày hôm nay, anh cũng đã mất nhiều năm mày mò học tập cách trồng, chăm sóc, ghép giống với nhiều bài học được rút ra sau những lần thất bại.

Không nản lòng, vừa học, vừa làm, anh đã từng bước khắc phục được những hạn chế của mình về việc trồng cây đúng mật độ, biết cách kích thích cho cây ra hoa, đậu quả.  Trong đó, anh đã nắm bắt nhanh chóng và triển khai ghép thành công các giống vải cho ra hoa sớm, năng suất cao.

Theo đó, trước khi ghép, anh tiến hành chăm sóc nhiều hơn để cây phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và không bị sâu bệnh gây hại. Phương pháp lấy và bảo quản mắt ghép cũng được anh tuân thủ đúng kỹ thuật.

Cụ thể, mắt ghép được lấy trên đoạn cành có độ tuổi 50-120 ngày tuổi. Cành mắt ghép được cắt xuống, loại bỏ ngay lá để tránh mất nước. Gốc ghép chỉ trừ lại 1-2 cành ở giữa, còn lại dùng cưa sắc cắt bỏ toàn bộ những cành ở độ cao 1,5m so với mặt đất; dùng vôi hoặc oxyclorua đồng quét lên trên vết cắt.

Phương pháp là ghép vải đoạn cành. Nếu cây từ 8 năm tuổi trở xuống thì anh chọn và định vị cành ghép phân bố đều theo các hướng, không chọn ghép vào các cành dưới, thấp quá hay các cành ở trung tâm. Anh dùng kéo sắc hoặc cưa nhỏ cắt toàn bộ cành để ghép ở vị trí cành có đường kính 2,1-2,5 cm sao cho sau khi ghép, bộ tán mới sau này sẽ có hình bán cầu dẹt và có độ cao hợp lý tùy theo tuổi cây hay tùy theo vườn cây.

Đối với cây trên 8 năm tuổi, trên mỗi đầu cành đã cưa đốn của gốc ghép, anh chọn ghép trên 2-3 chồi hướng ra ngoài hoặc chồi bên có đường kính từ 1,5-2,5cm, sao cho các cành định ghép phân bố đều xung quanh tán; không ghép vào các chồi mọc hướng vào trung tâm và các cành ở trung tâm tán.

Điểm mấu chốt là giống ghép phải là những giống chín sớm, chất lượng cao, quả to, ngọt mát đã được Bộ Nông nghiệp- PTNT công nhận như U hồng, U trứng, U thâm, Bình Khê. Sau ghép, gia đình tiến hành chế độ chăm sóc thích hợp để cành phát triển nhanh.

Cũng theo anh Minh thì vải thiều cũng là cây có khả năng kháng sâu bệnh khá tốt, những loại sâu bệnh thường gặp như bọ xít nâu, sâu đục đầu quả, rệp hại quả non, mốc sương đều có thể phòng và chống được bằng các biện pháp thủ công như cắt tỉa cành tạo sự thông thoáng, làm sạch cỏ dại, phun các loại thuốc trong danh mục cho phép…

Nhờ ghép những giống tốt, chăm sóc đúng quy trình mà hàng năm, thời vụ thu hoạch vải của gia đình thường sớm hơn so với các tỉnh phía Bắc từ 15- 30 ngày nên tiêu thụ hết sức dễ dàng.

Nói về đầu ra cho sản phẩm, anh Minh cho biết: "Hơn 3 năm nay, toàn bộ sản lượng vải đều được một tư thương ở chợ đầu mối Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) bao tiêu với giá cao.  Tôi cũng rất sẵn sàng truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho những hộ dân muốn học tập, nhân rộng mô hình”.


Related news

Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Tuesday. May 12th, 2015
Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

Tuesday. May 12th, 2015
Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Tuesday. May 12th, 2015
Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.

Tuesday. May 12th, 2015
Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc Ngư dân U Minh phấn khởi với nghề câu mực ốc

Hiện nay, nhiều ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã chuyển sang nghề câu mực ốc thay cho nghề kéo lưới, câu mực truyền thống trước đây. Đây là một nghề khai thác mực vừa mới được ngư dân tỉnh Kiên Giang chuyển giao phương tiện và kỹ thuật khai thác, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên ngư dân hết sức phấn khởi.

Tuesday. May 12th, 2015