Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế

Nấm linh chi do HTX Hoàng Thiện trồng được đánh giá cao về chất lượng
Sau một năm triển khai dự án, đến nay, HTX đã thu hoạch nhiều đợt nấm sò, nấm linh chi. Riêng sản phẩm nấm linh chi do Sở KH& CN thu mua và được đánh giá cao về chất lượng.
Các loại nấm này phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường A Lưới.
Trong đó, HTX Hoàng Thiện đã trồng thành công nấm sò tím, một loại nấm khó trồng, được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn nấm sò trắng. Nấm sò trồng một tháng là bắt đầu cho thu hoạch, bán với giá 45 - 45 ngàn/kg.
Còn nấm linh chi trồng 4 tháng, có giá khoảng 600 ngàn/kg. Từ 3.000 bịch ban đầu, hiện nay HTX trồng gần 5.000 bịch nấm sò, 1.000 bịch nấm linh chi, 300 bịch nấm mèo, tạo việc làm ổn định cho 6 nhân công, với thu nhập bình quân 70 – 100 ngàn đồng/ngày.
Chị Hoàng Thị Kén, Chủ nhiệm HTX Hoàng Thiện cho biết, quy trình trồng nấm gồm các giai đoạn: Ủ mùn cưa với vôi trong vòng 15 ngày để diệt khuẩn, sau đó đóng bì hấp đúng 12 tiếng, để nguội rồi mới đem cấy giống.
Trong quá trình cấy giống phòng cấy phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ diệt khuẩn thì cây nấm mới phát triển tốt, không bị thối.
Kể về quá trình trồng nấm chị Kén chia sẻ, với 200 triệu đồng tiền vốn do huyện hỗ trợ, HTX đã vay thêm 200 triệu để xây dựng mô hình trồng nấm. Khi mới bắt đầu trồng, do không áp dụng đúng kỹ thuật, lứa nấm đầu tiên mất trắng, lỗ 50 triệu đồng.
Không bỏ cuộc, chị Kén tìm hiểu lại kỹ thuật trồng và chăm sóc. Tiến hành trồng lứa nấm thứ hai, chị luôn kiểm tra kỹ càng từ khâu đóng bịch cho tới cấy giống, chăm sóc.
Đến nay, nấm phát triển tốt, tỉ lệ hư hại rất thấp. Trong thời gian tới, HTX sẽ tìm hiểu kỹ thuật và trồng thêm nấm rơm; mở rộng quy mô, xây thêm nhà trồng nấm và thuê thêm nhân công; mở rộng cung cấp nấm cho cả thị trường thành phố Huế.
Ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết: “Bước đầu mô hình được đánh giá là thành công, tuy nhiên vẫn hoạt động ở mức độ sản xuất nhỏ, lẻ và chủ yếu là tiêu thụ trong địa phương.
Hiện nay, một số hộ gia đình cũng đã tìm đến HTX để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm trồng nấm. Xã cũng vận động bà con tới tham quan và tìm các nguồn vốn ưu đãi để xây dựng mô hình trồng nấm theo quy mô hộ gia đình.
Nhưng muốn cây nấm trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai, ngoài việc có nguồn giống tốt, đào tạo nhân lực và tập huấn kỹ thuật cho người nông dân thì việc tạo thương hiệu cho cây nấm A Lưới cũng là một việc làm quan trọng mà xã đang hướng đến”.
Hiệu quả từ dự án không chỉ đến từ mặt kinh tế; trồng nấm đã góp phần cải thiện môi trường do tận dụng được nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa; phế thải từ sản xuất nấm còn được sử dụng để bón cho cây trồng.
Related news

Đời sống khó khăn, ngư lưới cụ phục vụ đi biển thiếu thốn, 84 hộ dân ở thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) thuộc diện di dời phục vụ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD DQ) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay vốn giải quyết việc làm.

Dù ngành nông nghiệp đã và đang ráo riết vào cuộc, nhưng việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.