Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Atisô Cơ Hội Thoát Nghèo Của Người Dân Quản Bạ

Cây Atisô Cơ Hội Thoát Nghèo Của Người Dân Quản Bạ
Publish date: Wednesday. June 4th, 2014

Cây dược liệu Atisô đang được cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Quản Bạ đặt nhiều kỳ vọng cho một cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc huyện nhà: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân...

Với thành công ban đầu từ dự án trồng cây dược liệu tại xã Quyết Tiến của Công ty Bình Minh III. Năm nay, huyện phối hợp cùng Công ty Bình Minh III, Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Nam Dược thực hiện trồng mới 300ha cây dược liệu các loại trên địa bàn, trong đó: Xã Quyết Tiến 150 ha; Tam Sơn 5 ha; Tùng Vài 75 ha; Thanh Vân 2 ha, còn lại là các xã khác.

Ông Lệnh Thế Hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Qua trồng thử nghiệm trên 1 ha cây Atisô tại thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ cho thấy, loại cây dược liệu quý này phát triển tốt, hợp với đất đai, khí hậu của địa phương. Việc mở rộng diện tích trồng Atisô trên địa bàn các xã vùng cao là hết sức cần thiết, nhằm khôi phục lại vùng dược liệu quý, thay đổi cơ cấu cây trồng, tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Cây trồng này có thể thu hoạch 8 lần/năm, 1 kg lá bán với giá 2.200 đồng, ngoài ra còn có thể tận thu nụ, củ, hoa và hạt atiso. Theo tính toán, trung bình 1 ha cây Atisô có thể thu 80 – 90 triệu đồng/năm.

Đưa chúng tôi đi thăm ruộng Atisô đang chuẩn bị cho thu hoạch ở tổ 4, thị trấn Tam Sơn, cán bộ khuyến nông huyện hồ hởi kể về những tiềm năng và hiệu quả kinh tế của loại cây này, với diện tích hơn 1 ha, hiện cây Atisô sinh trưởng và phát triển tốt, đang bắt đầu vào đợt thu hoạch thứ nhất.

Để hỗ trợ người dân chủ động trong khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tổ chức cho các hộ dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng, chế biến tại tỉnh Lào Cai, cho xây dựng xưởng chế biến cao Atisô ngay tại Trung tâm Học tập cộng đồng thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ).

Xác định vai trò của các doanh nghiệp, các nhà khoa học là then chốt, huyện Quản Bạ đã và đang phối hợp với Công ty Bình Minh III và Công ty Nam Dược cùng một số tổ chức doanh nghiệp khác tiếp tục có những chính sách ưu đãi cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển dược liệu trên địa bàn.

Để thực hiện được điều đó, các bên đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong tổ chức thực hiện thông qua việc tăng cường tuyên truyền làm sao để người nông dân thấy được lợi ích, hiệu quả kinh tế mang lại, để họ tự nguyện trở thành đối tác không thể tách rời của doanh nghiệp đầu tư.

Việc phát triển dự án giúp người dân yên tâm gắn bó với hoạt động nông nghiệp; tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong hoạch định kế hoạch phát triển. Để người dân yên tâm sản xuất, các doanh nghiệp đứng ra thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây Actisô sau thu hoạch.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ cho người dân kỹ thuật trồng, phân bón, giống cây trồng cho người sản xuất. Từ những kết quả ban đầu, huyện đang có kế hoạch thành lập hợp tác xã trồng và chế biến dược liệu Lùng Thàng (xã Quyết Tiến); Tùng Phàng (xã Tùng Vài)...

Bên cạnh đó, sản xuất thành công các sản phẩm dược liệu đặc sản sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách đến tham quan tại Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Đây được coi là hướng đi đúng đắn có tính khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đem lại lợi nhuận cao mà không làm ảnh hưởng đến quỹ đất của cây trồng khác, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN ở địa phương.

Hy vọng với hiệu quả kinh tế mà cây Atisô mang lại, người dân sẽ đón nhận loại cây trồng mới có tiềm năng và giúp họ vươn lên làm giàu.

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển kinh tế của chính quyền địa phương, việc trồng và khai thác cây dược liệu trên địa bàn huyện sẽ được mở rộng và phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, phát huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông nghiệp của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và sớm hoàn thành các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.


Related news

Trồng Lúa Nước Được Hỗ Trợ 500.000 Đồng/ha/năm Trồng Lúa Nước Được Hỗ Trợ 500.000 Đồng/ha/năm

Bộ Tài chính vừa duyệt chi tổng số tiền 1.648 tỉ đồng cho 63 tỉnh thành trên cả nước thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014.

Tuesday. August 5th, 2014
Giá Gạo Xuất Khẩu Đang Ở Mức Cao Giá Gạo Xuất Khẩu Đang Ở Mức Cao

VFA phân tích giá gạo VN trong thời gian qua tăng mạnh là do các doanh nghiệp tập trung giao hàng các hợp đồng đã ký với Philippines và Malaysia cũng như nhiều thông tin tích cực về thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến giá xuất khẩu mới, ngày 28-7 vừa qua VFA đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo của VN lên mức 410 USD/tấn (loại 25% tấm), tăng 45 USD/tấn so với giá sàn cũ áp dụng từ tháng 7-2013.

Tuesday. August 5th, 2014
Thêm 3 Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Thêm 3 Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Friday. July 25th, 2014
Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Tuesday. August 5th, 2014
Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Friday. July 25th, 2014