Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cau Bí Đầu Ra

Cau Bí Đầu Ra
Publish date: Tuesday. March 4th, 2014

Những ngày này, hàng ngàn hécta cau trong tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào cuối vụ thu hoạch. Nếu như các năm trước, cuối vụ giá cau luôn ở mức cao và luôn trong tình trạng khan hàng, thì năm nay giá cau xuống thấp kỷ lục, nhưng vẫn không tiêu thụ được. Người trồng và thu mua cau đau đầu với loại cây trồng đặc thù này.

Bán 1 tạ cau mua được… 2kg gạo

Sau Tết Nguyên đán, người trồng cau trong tỉnh bắt đầu vào cuối vụ thu hoạch. Tuy cuối vụ sản lượng không cao, nhưng đây luôn là thời điểm bà con trông chờ nhất, vì cau luôn trong tình trạng khan hàng, khiến giá thu mua bao giờ cũng cao hơn đầu vụ. Thế nhưng năm nay, giá cau không những rớt thê thảm mà thương lái còn chẳng ngó ngàng tới.

Những buồng cau ở vườn cau gần 300 gốc của gia đình ông Võ Văn Danh, ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) đã nhuộm một màu đỏ ối vì “quá lứa" mà không được thu hoạch. Ông Danh thở dài: “Mấy năm trước với vườn cau này, khi giá chỉ hơn 5 nghìn đồng/kg thì gia đình tôi đã thu từ 5 - 6 triệu đồng mỗi mùa. Nhưng năm nay giá rớt còn 200 đồng/kg mà chẳng thấy ai hỏi han gì. Bán một tạ cau chỉ mua được 2kg gạo. Giờ muốn đốn đi để lấy đất trồng cỏ sữa nuôi bò”.

Là một người chuyên đi mua cau ở các xã trong huyện Tư Nghĩa, anh Nguyễn Đức Tấn, ngụ ở xã Nghĩa Thương cho biết: “Vào thời điểm này năm trước, tôi phải đi lùng sục mới mua được cau. Còn năm nay vì cau quá rẻ, nên chủ vườn liên tục điện thoại bảo tới để cho chứ không lấy tiền. Họ chỉ nhờ mình hái buồng đi để “dọn cây” cho sạch, hy vọng vào lứa cau năm sau”. Tuy là “lấy của cho đi bán”, nhưng theo anh Đức, một ngày hái được 2 tạ cau, đem đến vựa thu mua anh cũng chỉ được họ trả 80 nghìn đồng. Tính ra không đủ chi phí.

Bị động về đầu ra

Vựa cau được xem là lớn nhất huyện Tư Nghĩa của gia đình bà Võ Thị Trúc ở khối 1 thị trấn La Hà, tuy đang là giờ cao điểm thu mua, nhưng chỉ có vài người. Theo bà Trúc, các năm trước, vào thời điểm này các lò sấy hoạt động hết công suất, mỗi ngày sấy được hơn 1 tấn cau khô và cứ sau 10 ngày là xuất đi một chuyến.

Nhưng gần 4 tháng nay, các lò sấy đành phải “đắp chiếu” để đó. Bà Trúc cho biết: “Hơn 40 tấn cau khô trị giá hơn 1 tỷ đồng, đã chất đống từ mấy tháng nay mà không xuất đi được. Gần 2 tỷ tiền cau xuất đi cách nay 5 tháng thì bị họ nợ đến giờ vẫn chưa thể đòi. Bao nhiêu vốn liếng và tiền vay mượn đều đổ vào cau, giờ thế này chắc phải bán nhà để trả nợ!”.

Cách nhà bà Trúc chưa đầy 100m, vựa cau của anh Nguyễn Văn Tân cũng cùng chung cảnh ngộ. Hơn 15 tấn cau khô đã nằm “bất động” trong kho hơn 4 tháng nay. Số cau xuất đi tuy đã được lựa chọn kỹ những trái đạt chuẩn, nhưng vẫn bị họ trừ khấu hao hụt lên đến 40%, với chính lý do… không đạt chuẩn.

“Giá cau phụ thuộc vào phía Trung Quốc, họ nhập thì cau sẽ có giá, nhưng nếu họ ngưng thì ngay lập tức giá rớt thê thảm. Mình đâu biết khi nào họ ngừng nhập đâu, các vựa ở đây đều bán qua người trung gian được gọi là tài xích”, anh Tân cho biết.


Related news

Thu hơn 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi hỗn hợp Thu hơn 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi hỗn hợp

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình chăn nuôi hỗn hợp gồm heo rừng lai, gà, ngan Pháp, bồ câu Pháp và cá trê lai đã giúp gia đình ông Hà Kim Nhàn, 53 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thu hơn 100 triệu đồng/năm.

Tuesday. September 15th, 2015
Mô hình nuôi bồ câu Pháp hướng phát triển mới cho thu nhập cao Mô hình nuôi bồ câu Pháp hướng phát triển mới cho thu nhập cao

Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của anh Phan Văn Hoài ở kiệt 154, đường Nguyễn Du, thành phố Đông Hà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh.

Tuesday. September 15th, 2015
Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Tuesday. September 15th, 2015
Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

Tuesday. September 15th, 2015
Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".

Tuesday. September 15th, 2015