Sản lượng tôm Thái Lan dự kiến đạt 210.000 tấn năm 2015

Somsak Paneetatyasai, Chủ tịch Hiệp hội tôm Thái Lan cho biết, dịch EMS/AHPND đã làm sản lượng tôm của Thái Lan giảm xuống một nửa từ trung bình 500.000 tấn xuống 200.000 tấn trong 3 năm vừa qua. Điều này khiến nhiều người nuôi tôm của nước này phải bỏ ao do làm ăn không có lãi.
Hiện người nuôi tôm nước này không muốn mở rộng diện tích nuôi do lo ngại xu hướng này có thể làm giá giảm. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến không tăng trưởng mạnh. Dự báo, sản lượng tôm của nước này năm 2015 đạt 210.000 tấn và Thái Lan có thể cần ít nhất 3 năm trước khi sản lượng tôm của nước này trở lại các mức bình thường như trước đây.
Giá tôm không ổn định
Giá tôm nguyên liệu ở Thái Lan đang biến động trong khi vụ thu hoạch cao điểm đang đến gần và các nhà chế biến hy vọng giá tôm sẽ giảm.
Giá tôm nguyên liệu của Thái Lan ngày 20-25/7 đạt 165 bạt/kg đối với cỡ 60 con/kg; 155-162 bạt/kg đối với cỡ 70 con và 150-151 bạt/kg đối với cỡ 80 con.
Mặc dù giá tôm Thái Lan giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái (tôm cỡ 70 con/kg có giá 205-212 bạt/kg trong cùng kỳ năm 2014), giá tôm Thái Lan vẫn đắt hơn Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.
Giá tôm sẽ biến động đến hết tháng 8 năm nay. Sau tháng 8, khi nguồn cung tôm cỡ nhỏ được cải thiện, giá tôm cỡ nhỏ sẽ giảm. Tháng 9 và 10 sẽ là cao điểm của vụ thu hoạch.
Related news

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.