Cánh đồng mẫu lớn vì sao chậm lớn ?
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã dành nguồn kinh phí nhất định đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi ở những mô hình…
Chính nhờ sự quan tâm ấy và sự đồng thuận của một bộ phận nông dân, đến nay Vĩnh Long có diện tích CĐML đã lên đến hơn 10.000ha. Song vẫn còn nhiều điều trăn trở…
Hiệu quả mô hình sản xuất CĐML ở Vĩnh Long thời gian qua cho thấy lợi nhuận mang lại khá rõ so với phần diện tích sản xuất ở bên ngoài.
Chủ tịch UBND xã Tân An Luông (Vũng Liêm) Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Vào CĐML, được Nhà nước đầu tư hỗ trợ về giống, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, được cán bộ khoa học kỹ thuật thăm đồng thường xuyên theo dõi tình hình phát triển cây lúa và sâu bệnh trên lúa.
Qua đó, đã phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh gây hại; từ đó góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ. Qua nhiều vụ sản xuất CĐML ở xã này cho thấy, lợi nhuận cao hơn bên ngoài từ 3 - 3,5 triệu đồng/ha/vụ.
Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) Nguyễn Văn Nghĩa không chỉ đồng tình với ý kiến của anh Nguyễn Văn Hùng mà còn cho biết thêm: “Sản xuất CĐML còn rất thuận lợi trong xuống giống theo lịch thời vụ và giống có chất lượng cao. Vì vậy, khi thu hoạch cũng đồng loạt, lượng lúa hàng hóa lớn, nên rất được thương lái quan tâm trong việc tiêu thụ”.
Vì sao cánh đồng mẫu lớn chậm lớn?
Quan sát ở huyện Vũng Liêm cho thấy, diện tích đất trồng lúa mỗi vụ khoảng 13.000ha. Đây là 1 trong 2 huyện có diện tích lúa nhiều nhất tỉnh.
Như nhiều địa phương khác, Vũng Liêm rất quan tâm mở rộng diện tích CĐML, nhưng đến nay diện tích mô hình toàn huyện chỉ có 3.000ha, chiếm khoảng 23% tổng diện tích đất trồng lúa ở địa phương; tập trung ở các xã Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Ngãi, Trung Hiệp và Hiếu Nhơn.
Còn ở xã Thiện Mỹ (Trà Ôn) thời gian qua cho thấy, nông dân ở đây tiếp thu khá tốt khoa học kỹ thuật và đi đầu trong việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh biết đến là vùng chuyên canh sản xuất lúa thơm Jesmine 85.
Cả 3 vụ lúa trong năm của Thiện Mỹ đều có năng suất cao hơn so với bình quân trong huyện và trong tỉnh; đặc biệt là lúa chất lượng cao luôn chiếm từ 80 - 90% diện tích của từng vụ.
Gần đây, nông dân Thiện Mỹ cũng rất quan tâm đến mô hình CĐML. Những tưởng đó sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương vận động nông dân vào CĐML. Vậy mà đến nay, Thiện Mỹ vẫn “trắng” mô hình làm ăn hiệu quả này.
Ông Nguyễn Văn Lệ cho biết: “Thấy CĐML mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân ở đây mê lắm, nhưng khi đi vào vận động thì đa phần lên tiếng: “Chậm chậm chờ xem các nơi xem làm ăn có chắc chắn không; khi thấy chắc rồi chừng đó nông dân xã mình vào hết thôi”. Sở dĩ nhiều nông dân Thiện Mỹ còn do dự không an tâm với mô hình là vì thấy đầu ra của lúa rất khó khăn.
Bởi chính họ đã không ít lần chịu cảnh ăn ngủ ngoài đồng để giữ lúa đã được thu hoạch vì đơn vị họp đồng tiêu thụ “bẻ kèo”; tư thương bỏ cọc “bỏ của chạy lấy người” khi giá lúa thị trường thấp hơn giá hợp đồng. Một nông dân ở xã Hòa Lộc (Tam Bình) khi nói về CĐML cũng hết sức e ngại về khâu tiêu thụ. Theo anh này, đã biết được khá nhiều hợp đồng ở CĐML bị bể hợp đồng.
Nói thêm về khâu hợp đồng, Chủ tịch UBND xã Tân An Luông Nguyễn Văn Hùng bức xúc: “Năm 2014, kể cả vụ lúa Đông Xuân 2014, 2015, các hợp đồng tiêu thụ CĐML ở nơi đây đều không được thực hiện vì đơn vị hợp đồng bẻ kèo làm cho bà con nông dân thiếu tin tưởng, gây khó khăn không ít cho địa phương trong việc xây dựng, củng cố mô hình”.
Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hiệp Nguyễn Văn Nghĩa cũng cho biết: “Việc hợp đồng tiêu thụ lúa ở các CĐML tại địa phương qua rồi cũng không được thực hiện tốt lắm. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lớn trong việc vận động đưa thêm 200ha đất lúa còn lại ở địa phương vào CĐML”.
Theo lời ông Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên nhân chính dẫn đến CĐML chậm lớn ở địa phương trong thời gian qua chủ yếu là ở khâu tiêu thụ. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp giải quyết rốt ráo được vấn đề này thì CĐML sẽ lớn rất nhanh.
Địa phương có diện tích mô hình nhiều nhất là Tam Bình với hơn 7.000ha và Vũng Liêm 3.000ha. Một số xã có CĐML gần như chiếm toàn bộ diện tích đất trồng lúa ở địa phương như Tân An Luông (Vũng Liêm) hơn 750ha; Xuân Hiệp (Trà Ôn) 665ha.
Related news
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.
Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…
Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.