Cánh Đồng Mẫu Lớn Tại Cần Thơ Lãi Hơn Tới 4 Triệu Đồng/ha

Lợi nhuận nông dân thu được từ cánh đồng mẫu lớn cao hơn từ 1 đến 4 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình.
Qua 3 năm triển khai, thành phố Cần Thơ đã xây dựng được 63 “cánh đồng mẫu lớn” có tổng diện tích 15.000 ha với 12.000 hộ dân tham gia, chiếm 30% diện tích sản xuất lúa của TP Cần Thơ. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, lợi nhuận nông dân thu được từ cánh đồng cao hơn từ 1 đến 4 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình.
Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.
Do vậy, từ khi tham gia mô hình “cánh đồng mẫu lớn” từ năm 2011 đến nay, chưa có cánh đồng nào thua lỗ so với cách sản xuất nhỏ lẻ. Qua mô hình hành đã tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ sở liên kết với nhóm nông dân tốt hơn trong việc thu mua sản phẩm do chất lượng lúa đồng đều, cùng chủng loại với số lượng lớn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Về kinh nghiệm thực hiện thành công mô hình này ông Phạm Văn Quỳnh, cho biết: “Để xây dựng thành công nhóm liên kết nông dân đầu tiên quan trọng là chúng phải tạo cơ sở để nông dân liên kết. Muốn nông dân liên kết được phải họp thống nhất hướng dẫn họ xây dựng kế hoạch sản xuất chung, trong quy trình kỹ thuật chung , đầu tư tập trung theo một cánh đồng từ những cơ sở tạo cho họ có sự thống nhất trong sản xuất, chính đó là sự thành công của cánh đồng này”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/canh-dong-mau-lon-tai-can-tho-lai-hon-toi-4-trieu-dongha-364349.vov
Related news

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.