Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay

Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay
Publish date: Friday. September 30th, 2011

Bài 1: Doanh nghiệp hướng về cộng đồng

Vất vả làm ra hạt lúa, người dân lại phải tự tìm kiếm sân phơi, rồi bán tháo, bán đổ với giá thấp để trang trải chi phí đầu tư… nên từ lâu, nhiều nông dân chưa thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ.

Nghịch lý này có thể được khắc phục dần nếu lãnh đạo các tỉnh, thành tích cực hơn trong việc đẩy mạnh mô hình hợp tác, liên kết sản xuất mới để doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nông dân. Từ suy nghĩ đó, Công ty cổ phần BVTV An Giang đã đưa ra một hướng đi mới-hướng về nông dân, về cộng đồng. Đó là quyết định đầu tư thêm ngành lương thực thực phẩm, mà chủ yếu là giải quyết đầu ra hạt lúa cho người nông dân lam lũ bao đời nay. Với mục tiêu là kết nối 100.000 hộ, quy mô khoảng 200.000 hécta lúa đến năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Công ty sẽ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, các dịch vụ kỹ thuật,... xuống tận tay người nông dân với lãi suất 0%. Bên cạnh đó, nhóm kỹ sư trẻ chương trình cùng nông dân ra đồng - FF cũng sẽ có mặt, cùng ăn, cùng ở và cùng làm với bà con nông dân. Cứ một kỹ sư sẽ cùng với 20 nông dân, hướng dẫn bà con làm lúa theo quy trình mới; công ty xây dựng nhà máy, kho chứa, lò sấy, xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm, tổ chức sấy, xay xát, đóng gói, tạo sản phẩm thương mại có tên tuổi, có lộ trình nhận diện thương hiệu đàng hoàng… đồng thời, hợp đồng với bà con theo loại hình bảo hiểm nông nghiệp.

Theo hợp đồng này, doanh nghiệp ứng trước vật tư, bao tiêu trọn gói theo giá thị trường. Cách làm này đã và đang tạo niềm tin cho gần 1.000 hộ dân vùng nguyên liệu với hơn 1.600 hécta ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và các huyện Thoại Sơn, Châu Phú của tỉnh An Giang. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần BVTV An Giang nhấn mạnh:

Hai vụ đông xuân và hè thu 2011 vừa qua, bà con trong vùng nguyên liệu đều phấn khởi vì được mùa trúng giá. Anh Nguyễn Văn Tâm ở ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình có 9 hécta trồng giống Jasmine, thu hoạch xong anh bán ngay cho nhà máy với giá hơn 7.000 đồng/kg, đồng thời với năng suất trung bình trên 8 tấn/ hécta, anh thu được hơn nửa tỷ đồng. Hầu hết nông dân đều bày tỏ niềm lạc quan về cánh đồng mẫu mà Công ty cổ phần BVTV An Giang đang triển khai tại nhà máy Vĩnh Bình. Anh Nguyễn Văn Cường, nông dân trong mô hình cho biết: anh canh tác 1 hécta trong cánh đồng mẫu được 2 vụ và anh thấy hiệu quả mang lại cho bà con rất cao mà nông dân lại ít lo hơn. Anh nói:

Tại tỉnh Trà Vinh, cánh đồng mẫu lớn ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần có hơn 300 nông hộ, trong đó có nhiều bà con đồng bào Khơme tham gia canh tác trên diện tích trên 300hécta. Theo nhiều bà con cũng như lãnh đạo địa phương, khi chưa thực hiện mô hình thì đời sống còn rất thấp. Bây giờ, có mô hình này thì tăng lên từ 20-30%. Ông Lê Hoàng Y, Phó chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần cho biết:

Cũng như nhiều mô hình khác ở các địa phương, nông dân canh tác trên cánh đồng mẫu ở xã Phú Cần cũng được công ty cổ phần BVTV An Giang cung ứng trước: giống xác nhận, phân bón và nông dược; cử nhân viên kỹ thuật bám địa bàn hướng dẫn bà con canh tác quản lý đồng ruộng theo hướng an toàn hiệu quả. Nông dân Thạch Sane bày tỏ:

Kết quả sản xuất vụ đông xuân và hè thu 2011 cho thấy, nông dân tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị ở nhà máy Vĩnh Bình và các mô hình cùng nông dân ra đồng của công ty giảm chi phí, tăng năng suất nên giá thành làm ra một kg lúa thấp hơn bên ngoài gần 900 đồng; trong mô hình, giá thành sản xuất chỉ khoảng 2.500 đồng/kg, trong khi ngoài mô hình thì lên tới trên 3.300 đồng/kg, điều đặc biệt hơn là năng suất vùng nguyên liệu cao hơn năng suất bình quân chung từ 400 đến 500kg/hécta và cộng thêm việc mua vật tư nông nghiệp giá thấp nên mô hình càng chứng minh hiệu quả. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Cục phó cục BVTV, Bộ NN và PTNT nói:

Còn theo Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng thì cho rằng: đây là mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh lúa gạo mới nhất ở Việt Nam có sự quan tâm đến lợi nhuận sản xuất của nông dân. Ông Bùi Bá Bổng nói:

Có thể nói, sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp qua mô hình cánh đồng mẫu lớn ngày càng chặt chẽ, nông dân có diện tích lớn thấy được lợi ích nên đăng ký tham gia toàn bộ diện tích hiện có, liên kết hết mình với công ty. Đây là cách làm tiên phong và mang lại hiệu quả cao mà Công ty cổ phần BVTV An Giang đã và đang hiện nhằm tạo ra “chuỗi giá trị” trong sản xuất và góp phần cùng nông dân yên tâm trồng lúa, giúp bà con chủ động với đầu vào cũng như nắm chắc được đầu ra của hạt gạo.


Related news

Tuổi chuột nuôi rắn kiếm tiền tỷ Tuổi chuột nuôi rắn kiếm tiền tỷ

Nguyễn Ngọc Quyết (1984) mát tay với nghề nuôi rắn. Quyết đang sở hữu trang trại nuôi rắn hổ trâu "khủng" với thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Saturday. December 3rd, 2016
Mô hình nuôi bò sữa giúp đồng bào Khmer giảm nghèo bền vững Mô hình nuôi bò sữa giúp đồng bào Khmer giảm nghèo bền vững

Với nỗ lực các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương, nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ giảm, đời sống người dân được nâng lên

Saturday. December 3rd, 2016
Làm giàu từ trồng khoai lang Nhật Làm giàu từ trồng khoai lang Nhật

Hiện nay, diện tích khoai lang Nhật của anh Bình bắt đầu vào vụ thu hoạch. Năng suất ruộng khoai được đánh giá đạt bình quân 18 tấn củ/ha

Saturday. December 3rd, 2016
Kiếm trên 12 triệu đồng mỗi tháng từ trồng rau mầm Kiếm trên 12 triệu đồng mỗi tháng từ trồng rau mầm

Mỗi ngày gia đình anh Phùng Văn Phương đưa ra thị trường 30kg rau mầm, thu về trên 1 triệu đồng, trừ chi phí anh bỏ túi trên 12 triệu đồng/tháng.

Monday. December 5th, 2016
Làm giàu từ con “không kêu” Làm giàu từ con “không kêu”

Anh Nguyễn Văn Thắng đã quyết định mạo hiểm, khẳng định tài chăn nuôi của mình khi thành công với mô hình nuôi rắn hổ, rắn trâu thu về hàng trăm triệu mỗi năm

Monday. December 5th, 2016