Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc Chiến Tôm Chích Tạp Chất Vẫn Còn Kéo Dài!

Cuộc Chiến Tôm Chích Tạp Chất Vẫn Còn Kéo Dài!
Publish date: Friday. June 10th, 2011

Tại ĐBSCL, vấn nạn tôm nguyên liệu có bơm chích tạp chất vẫn còn kéo dài và khó bị xử lý triệt để bởi nhiều nguyên nhân. Vấn nạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu con tôm Việt Nam, tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng vấn nạn này vẫn còn và người chịu thiệt hại nhiều là người nuôi tôm.

Tại 2 huyện vùng Bắc Quốc lộ IA của Bạc Liêu là Giá Rai và Phước Long, 2 địa phương có tình trạng bơm chính tạp chất vào tôm nguyên liệu “thành tích nhất” của tỉnh. Trong 9 vụ vi phạm tôm sú có chứa tạp chất mà cơ quan chức năng phát hiện từ đầu năm 2011 đến nay, có 4 trường hợp chủ lô hàng ở huyện Phước Long, Giá Rai có 3 vụ. Việc bơm chích tạp chất diễn ra khá thoải mái. Thâm nhập vào một cơ sở thu mua tôm nguyên liệu ở ngã tư Phó Sinh (thuộc xã Vĩnh Phú Tây và xã Phước Long, huyện Phước Long), chúng tôi nhận thấy một thực trạng đáng lo ngại là người dân nơi đây “đồng thuận” với việc chích tạp chất vào tôm. Nhiều người dân nơi đây, phần đông là phụ nữ bỗng dưng trở thành “bác sỹ chích tôm”. Chỉ với vài giờ làm “bác sỹ” mỗi ngày, một người có thể kiếm trên 100.000 đồng. “Nguyên liệu pha chế” là rau câu được trữ trong những thùng phuy nhựa, để ở khu vực trước đây là chuồng nuôi heo. Khi nào có tôm, rau câu được nấu lại để tan chảy thành chất lỏng và các “bác sỹ tôm” sẽ ra tay bơm chích. Một người dân ở đây kể lại, rau câu để lâu ngày bị hư, có mùi, người ta nấu cho nó tan ra và trộn với nước xả vải comfort để không còn mùi ôi. Và thứ hỗn hợp này sẽ “giúp” con tôm tăng trọng hơn!

Huyện Phước Long, nuôi chủ yếu là quảng canh nên nguồn nguyên liệu rất thiếu cho 18 cơ sở thu mua tôm của huyện nên các chủ cơ sở phải sang huyện Giá Rai và Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang gom hàng. Mặc dù hoạt động bơm chính tạp chất diễn ra ì xèo, nhưng theo ông Võ Đức Truyện, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phú Tây cho hay: “Chưa phát hiện việc bơm tạp chất?!”. Trung tá Trần Quang Vũ, Đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Phước Long cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ kiểm tra, nhắc nhở các chủ cơ sở. Năm 2010, có bắt 5 vụ bơm tạp chích vào tôm. Trung tá Vũ thừa nhận, khó làm căng xử lý triệt để với các cơ sở thu mua tôm nguyên liệu này. Họ đóng thuế và ủng hộ tiền bạc nhiều cho địa phương nên khi công an làm thẳng tay thì UBND huyện sẽ can thiệp!

Theo ông Lâm Hồng Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản Bạc Liêu, khó khăn này là một sự thật ở nhiều địa phương. Thêm nữa, các tỉnh chưa triển khai chiến dịch “Nói không với tạp chất” đồng loạt nên tỉnh nào làm căng, cơ sở thu mua tôm sẽ chuyển địa bàn hoạt động sang vùng khác, cộng với việc do khan hiếm nguyên liệu nên các thương lái vẫn mua tôm có tạp chất để đưa ra thị trường. Hiện tại, bơm chích với liều lượng pha loãng và tinh vi hơn, do đó gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra.

Tôm có tạp chất vẫn còn hoạt động là bởi nhiều nhà máy chế biến thủy sản vẫn mua vào. Do thiếu tôm nguyên liệu nên dù biết mua tôm tạp chất là vi phạm, các nhà máy vẫn mua để đảm bảo sản xuất, kinh doanh. Nếu không không đủ hợp đồng các đối tác sẽ kiện khi đó còn khó khăn hơn. Trong 31 trường hợp vi phạm tôm sú có tạp chất năm 2010, đã có đến 20 trường hợp vi phạm là các nhà máy chế biến thủy sản. Việc mua tôm có tạp chất, các nhà máy sẽ tốn tiền để loại bỏ tạp chất, chiếu xạ diệt vi sinh... các khoản này các nhà máy lại “đổ” xuống đầu nông dân. Nếu không ép giá với người tôm thì giá thành sản phẩm sẽ tăng. Trong chuỗi hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, người nuôi tôm chịu thiệt hại nhiều nhất.

Theo bà Phan Thu Oanh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, để ngăn chặn tạp chất phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Tổ ngăn chặn tạp chất của Bộ NN&PTNT cần kiểm tra đột xuất tại nhà máy chế biến thủy sản, cơ sở thu mua tôm ở các tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại những nơi thương lái thu mua tôm tạp chất về bán lại cho các nhà máy. Đặc biệt, cần phải có sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN & PTNT thì vấn đề này mới xử lý triệt để được.


Related news

Hòa Vang (Đà Nẵng) Khởi Sắc Những Vùng Rau Hòa Vang (Đà Nẵng) Khởi Sắc Những Vùng Rau

Sau rất nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp và bà con nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã xây dựng thành công các vùng rau an toàn. Tại các vùng rau này, không chỉ lượng lớn rau sạch cung cấp thường xuyên cho thị trường mà hàng trăm hộ nông dân cải thiện được thu nhập từ trồng rau.

Thursday. September 25th, 2014
Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận Giúp Nông Dân Trồng Lúa Tiếp Cận Giống Xác Nhận

Việc phát triển và hoàn thiện mô hình trong giai đoạn 2014-2015 sẽ là tiền đề để các nhà làm công tác giống, ngành nông nghiệp các địa phương nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận của ĐBSCL lên 50% diện tích vào năm 2016 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thursday. September 25th, 2014
Phù Mỹ (Bình Định) Ớt Chỉ Còn 2.000 Đ/kg, Nông Dân Thua Lỗ Nặng Phù Mỹ (Bình Định) Ớt Chỉ Còn 2.000 Đ/kg, Nông Dân Thua Lỗ Nặng

Tuy nhiên, nông dân địa phương không vui vì giá ớt rớt quá nặng. Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, đầu năm, các tư thương mua ớt (loại ớt trái to) với giá từ 48.000 đ/kg - 50.000 đ/kg, sau đó giá ớt giảm dần xuống 12.000 đ/kg và hiện họ chỉ mua với giá 2.000 đ/kg.

Thursday. September 25th, 2014
Việt Nam Có Thể Cắt Giảm 50% Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam Có Thể Cắt Giảm 50% Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng: Hiện nay, trên thị trường, thuốc bảo vệ thực vật rất sẵn. Khi có một đối tượng dịch bệnh xuất hiện, nông dân nghĩ ngay tới việc có thuốc gì để trị bệnh này. Điều này thể hiện rõ là thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã rất lớn.

Thursday. September 25th, 2014
Cho Thuê Vườn Cây Cam Thời Hạn Dài Có Nên Hay Không? Cho Thuê Vườn Cây Cam Thời Hạn Dài Có Nên Hay Không?

Nhiều năm qua, các loại cây có múi đã gắn bó với nông dân Sóc Trăng và đem đến nhiều lợi nhuận cho bà con, ngành nông nghiệp tỉnh đã hình thành nhiều vùng quy hoạch hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tập trung các loại cây có múi; Tuy nhiên các diện tích sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm nhiều hơn, vì vậy bà con chủ yếu tự trồng rồi tự tìm nơi bán.

Thursday. September 25th, 2014