Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.
Thanh long Bình Thuận đã khẳng định là một loại cây chủ lực, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên làm giàu, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Tuy thanh long Bình Thuận đã được xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng tiêu thụ (trong đó hầu hết thông qua buôn bán biên mậu).
Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, các loại nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng được vận chuyển qua chợ bên kia biên giới để tiêu thụ, hình thức này đang tiềm ẩn những yếu tố rủi ro khó lường và thường xuyên bị ách tắc trong giao nhận.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các tỉnh biên giới đầu tư xây dựng “Trung tâm trung chuyển, sơ chế, đóng gói, bảo quản lạnh rau quả”, xây dựng “chợ biên giới” ở các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để mở rộng thị trường khu vực này nhằm giảm áp lực tại cửa khẩu Tân Thanh; tăng lượng xuất khẩu nông sản qua cặp cửa khẩu Kim Thành, đón đầu việc thông xe tuyến Nội Bài - Lào Cai.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Công Thương quan tâm bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa thanh long Bình Thuận vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm nhằm tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu loại trái cây này đến các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó, tránh được sự quá phụ thuộc vào một thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như thị trường Trung Quốc…
Related news

Ngoài giá heo hơi tăng thì giá gà tam hoàng gần 1 tuần nay cũng tăng nhẹ, từ 39-40 ngàn đồng/kg lên 41-42 ngàn đồng/kg.

Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.

Bắp rớt giá, mì vẫn ở mức giá thấp… trong khi chi phí vật tư, tiền công thu hoạch tăng khiến nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lao đao. Nhiều người đang thiếu vốn sản xuất, có nguy cơ thiếu đói…

VietGAP thủy sản là quy trình sản xuất đảm bảo theo hướng an toàn dịch bệnh, môi trường và xã hội; đồng thời truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với 4 tiêu chí này, VietGAP được xem là cách giúp nông dân “tăng lợi, giảm hại” bền vững. Thế nhưng, giải pháp hữu ích trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi…