Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.
Ở các xã Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Phú Mỹ của huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) nghề nuôi bò sữa đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình và nhiều hộ khá lên từ nghề này. Nông dân nâng đàn bò sữa trên nền bò sẵn có nên số lượng đàn tăng lên từ 23 đến 40% mỗi năm.
Đàn bò lai F2, F3 ngày càng lớn, sản lượng sữa cũng tăng lên, nếu như trước đây 1 con bò F1 cho sữa từ 12-15 kg mỗi ngày thì giống lai F2, F3 đã đạt đến hơn 20 kg sữa 1 ngày, thu nhập của bà con theo đó cũng nâng lên. Chị Huỳnh Thị Thu ở xã Thuận Hưng cho biết: “Chị em chúng tôi nhờ có bò sữa mới làm được nhà, mới chuộc lại ruộng đã cầm cố, nếu không có bò sữa thì làm sao chuộc lại. Tôi thấy ở đây nhân dân phát triển tốt chủ yếu vẫn là bò sữa”.
Tính ổn định về đầu ra, mức thu lãi cao, kinh nghiệm nuôi ngày càng phát triển, nên nhiều nông dân chọn bò sữa để phát triển kinh tế hộ. Như anh Quách Thanh đầu tư 1 con bò sữa với giá 12,5 triệu đồng, đến hơn 1 năm nữa mới có thể cho sữa; bởi vốn đầu tư một con bò có thể cho sữa ngay trị giá từ 40 đến 45 triệu đồng nên nhiều hộ trung bình, hộ cận nghèo không có khả năng đầu tư.
Sóc Trăng có trên 4.300 con bò đang cho sữa và đây là vật nuôi cho thu nhập cao, bền vững, có hướng phát triển ổn định nhất ở Sóc Trăng trong những năm gần đây. Ông Lý Khương ở xã Thuận Hưng cho biết: “Theo tôi, nuôi bò sữa cho lợi nhuận cao hơn làm ruộng. Lúa thì giá cao, lúc giá thấp nên khi lời, khi lỗ, còn con bò sữa giá ổn định hơn. Nuôi bò sữa có lợi vì ít bệnh, đầu ra tốt”.
Ông Huỳnh Văn Do - Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Theo quan điềm của xã thì nghề nuôi bò sữa là mục tiêu chỉ đạo xóa nghèo và xóa nghèo bền vững. Thực tế 1 con cho lợi nhuận 1 ngày từ 100.000 đến 120.000 đồng, đây là mức thu nhập rất tốt. Vấn đề là giá 1 con cho sữa khoảng 45 triệu đồng nên người có mức sống trung bình, cận nghèo khó phát triển. Theo tôi, Ngân hàng chính sách kết hợp với Quỹ giải quyết việc làm tập trung cho người nuôi thì sẽ phát triển được”.
Bò sữa góp phần cải thiện thu nhập rất đáng kể cho nhiều nông dân ở các huyện Trần Đề, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên. Cái khó là vốn đầu tư con giống rất lớn, nông dân có mức sống thấp không thể tự đầu tư mà phải cần đến chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi, hoặc dự án hỗ trợ để bà con có thể phát triển vật nuôi này.
Related news

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!

Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.

Nói tới rau công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới Đà Lạt - Lâm Đồng. Ít ai ngờ tại xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang hiện diện một trang trại rau thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất cho các Cty nước ngoài và hệ thống siêu thị Giant Aeon Nhật Bản, Coopmark, BigC, Maximark, Lottemark ở TP.HCM với giá cao gấp đôi loại rau thường…

Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).