Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại
Không được công nhận trạng trại, nông dân gặp khó trong vay vốn và nhiều vấn đề khác.
Tiêu chí “ngặt nghèo” với tỉnh nghèo
Năm 2010, có hai tiêu chí trang trại: Một là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: từ 40 triệu đồng/năm trở lên.
Hai là quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương đương với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế (có kèm theo tiêu chí nhỏ cụ thể).
Chiếu theo hai tiêu chí trên, Quảng Trị được công nhận 902 trang trại.
Số lượng trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí hiện nay chỉ ở con số 26.
Trong đó, 126 trang trại trồng cây hàng năm, 419 trang trại trồng cây lâu năm, 106 trang trại chăn nuôi, 100 trang trại lâm nghiệp, 91 trang trại nuôi trồng thủy sản và 60 trang trại kinh doanh tổng hợp.
Tổng số lao động của 902 trang trại là 3.965, bình quân lao động trong mỗi trang trại là 4,4 người.
Tổng diện tích đất của trang trại là 5.665,3ha.
Tổng giá trị thu nhập của trang trại là 46,9 tỷ đồng, bình quân thu nhập của một trang trại đạt 52 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm 2011 tiêu chí trang trại được nâng lên một cách rất “ngặt nghèo”, bởi có một số tiêu chí quá cao so với tỉnh nghèo Quảng Trị như giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm, diện tích tối thiểu của trang trại là 2,1ha, đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha, và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên… trong khi hiện nay đất chật người đông.
Chiếu theo tiêu chí mới năm 2011, hiện nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại được cấp phép, giảm 876 trang trại so với năm 2010.
Nông dân gặp khó
876 trang trại bị loại bỏ theo tiêu chí mới đồng nghĩa với việc số trang trại đó không có cơ hội tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, làm hạn chế việc phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị.
Chính vì vậy, theo ông Trần Văn Thu (ảnh) – Chi Cục trưởng Chi cục NNPTNT tỉnh Quảng Trị, nhà nước cần bổ sung, sửa đổi tiêu chí tại Thông tư 27 cho phù hợp với từng vùng, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có Quảng Trị.
Theo ông Thu, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nền kinh tế trang trại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều nông dân có thu nhập cao, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào sự phát triển cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…
Ông Thu nói thêm, con người miền Trung nói chung và người Quảng Trị nói riêng cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có, số ít thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để vay vốn tín chấp phát triển sản xuất.
Còn lại hầu hết các trang trại hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Việc tìm đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc giá cả thị trường bấp bênh… Vì vậy, quy mô trang trại còn nhỏ so với tiềm năng phát triển.
Theo ông Thu, để khắc phục khó khăn trên, các cấp ngành Trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ chung cho loại hình trạng trại một cách cụ thể, tính khả thi cao, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến…
Ban hành thủ tục vay vốn phù hợp với đặc thù loại hình kinh tế tập thể, trang trại… nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển hết tiềm năng của mình.
Related news
Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.
Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.
Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….
Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.
Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…