Home / Cây công nghiệp / Cây mía

Cách Ươm Hom Mía Một Mầm

Cách Ươm Hom Mía Một Mầm
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

- Chọn giống: Chọn giống thuần, sạch bệnh, tốt nhất nên lấy giống từ các ruộng nhân giống trồng vụ thu (6-8 tháng tuổi). Tùy theo từng địa phương mà chọn giống cho phù hợp, nên chọn các giống mía có tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng loại đất. Với đất đồi nên chọn ươm các giống như: VN 84-4137, Quế đường 15 dòng chín sớm (QĐ15), Quế đường 16 dòng chín muộn (QĐ 116), QĐ 94-114, VĐ63-237; đất bãi, đất ruộng, đất đồi thấp đủ ẩm nên chọn ươm trồng các giống như: ROC 10, ROC 16 , ROC 23.

- Chặt hom: Dùng dao sắc, lưỡi mỏng chặt hom dài 4-5cm, mỗi hom có 1 mầm mắt khỏe, lồi, không bị xây xước. Chấm 2 đầu vết chặt vào vôi bột để vừa hạn chế mất nước và chống nhiễm khuẩn, nấm bệnh xâm nhập.

- Vào bầu: Dùng bầu nilon đen kích thước 12 x 17cm có đục lỗ thoát nước ở đáy đổ đầy hỗn hợp gồm: 1 phần phân chuồng hoai mục + 9 phần đất bột. Có thể trộn thêm một ít bột thuốc Furadan 3G để trừ kiến, mối. Tra hom mía vào giữa bầu sao cho mầm mắt hướng lên phía trên.

- Chăm sóc: Xếp các túi bầu thành luống rộng khoảng 1,2m, làm giàn che bằng lưới nilon đen và hàng ngày tưới đủ ẩm cho vườn ươm bằng cách phun sương là tốt nhất. Khi cây giống đã có từ 4-6 lá thật (khoảng 40-60 ngày sau ươm) là đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng sản xuất.

- Chú ý: Căn cứ thời vụ trồng mía để bố trí việc ươm giống mía bầu 1 mầm cho phù hợp (thường ươm trước 2 tháng); Kinh nghiệm các nơi cho thấy: Bắt đầu ươm cây giống từ 1/12, kết thúc 30/1 và trồng ra ruộng sản xuất từ 1/2, kết thúc trước 15/3 là thời vụ tốt nhất.

Related news

Bệnh Khô Gốc Trên Cây Mía Bệnh Khô Gốc Trên Cây Mía

Bệnh phát sinh ở phần gốc cây mía. Cây mía bị bệnh sinh trưởng còi cọc, gốc bị thối, rễ không phát triển và mép lá cuộn vào trong giống như hiện tượng khi đất thiếu nước

Tuesday. May 31st, 2011
Kỹ Thuật Trồng Mía Đạt Năng Suất Và Chữ Đường Cao Kỹ Thuật Trồng Mía Đạt Năng Suất Và Chữ Đường Cao

Để trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng mía cần chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp trong sản xuất mía.

Monday. January 24th, 2011
Cảnh Báo Bệnh Trắng Lá Mía Cảnh Báo Bệnh Trắng Lá Mía

Điều đáng nói là hiện nay chưa có giống mía kháng được căn bệnh này. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị nhập giống mía ở Trung Quốc về nói là giống kháng, nhưng trên thực tế không kháng được chút nào, thậm chí có nơi trồng giống này, bệnh lại nặng hơn

Tuesday. October 18th, 2011
Bọ Hung Hại Mía (Allissonotum Inpressicola) Và Cách Phòng Trừ Bọ Hung Hại Mía (Allissonotum Inpressicola) Và Cách Phòng Trừ

Sâu non mới nở màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu. Sâu ít chân, hình cong chữ C. Đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Đẫy sức từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu trắng nhạt, gần vũ hóa có màu nâu nhạt

Monday. March 21st, 2011
Một Số Phương Pháp Chăm Sóc Vụ Mía Lưu Gốc Hiệu Quả Một Số Phương Pháp Chăm Sóc Vụ Mía Lưu Gốc Hiệu Quả

Nông dân trồng mía thường có tập quán mỗi năm đều trồng lại mía mới, từ đó làm tăng thêm chi phí trồng mía. Hiện nay, diện tích trồng mía vùng nguyên liệu mía huyện Thới Bình giảm sút vì giá vật tư, công lao động, giá nguyên liệu luôn biến động bất thường. Tuy nhiên, việc chăm sóc vụ mía lưu gốc thì người dân lại bỏ ngỏ, chưa thật sự quan tâm.

Tuesday. December 27th, 2011