Cách mạng dồn điền đổi thửa những hòn đá tảng ở phía trước

Tóm lược lại bà con đang lúng túng trước 5 nhóm vấn đề.
Nhóm 1: Về quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch vùng SX:
Những kiến nghị liên quan đến các quy hoạch phân khu chồng lấp; việc quy hoạch nông thôn mới, đặc biệt là quy hoạch SX nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyển đổi của các xã vùng bãi; việc chậm công bố quy hoạch đê điều gây ảnh hưởng đến quy hoạch nông thôn mới của các địa phương, trong đó có quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhóm 2: Về đất đai và môi trường: Một trong những rào cản khiến nhiều địa phương còn dè dặt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là quy định tại Nghị định 42/CP của Chính phủ về bảo vệ đất trồng lúa.
Mặc dù ngày 13/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP mở hướng cho các địa phương chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên nhiều địa phương chưa dám triển khai mạnh dù nhu cầu chuyển đổi của người dân rất cao.
Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính chính của người sử dụng đất quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013...; quy định về thời gian ký hợp đồng cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê đất để SX nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thuộc quỹ đất công ích, đất bãi bồi ven sông, đất chưa sử dụng của xã, phường, thị trấn…
Nhóm 3: Về cơ chế chính sách hỗ trợ là các kiến nghị liên quan tới các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND TP Hà Nội;
Nghị quyết 25/2013/HĐND của HĐND TP về chính sách khuyến khích phát triển vùng SX nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020;
Nghị quyết số 03 ngày 8/7/2015 về một số chính sách thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà nội giai đoạn 2016 – 2020:
Kiến nghị trong hỗ trợ đào đắp giao thông, kiên cố hóa giao thông, thủy lợi nội đồng và thôn xóm; hỗ trợ cơ giới hóa, cơ sở giết mổ; điều kiện, mức hỗ trợ đối với một số loại giống cây trồng, vật nuôi trong Nghị quyết 25 của HĐND TP; thời gian phân bổ vốn hỗ trợ...; chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Nhóm 4: Về tổ chức SX, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Những kiến nghị liên quan đến việc chậm ban hành quy trình, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau dồn điền đổi thửa; các tiêu chí cụ thể về SX nông nghiệp công nghệ cao ứng với trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...; việc xây dựng chuỗi liên kết (từ SX đến bàn ăn); vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp...; việc kiện toàn các HTX nông nghiệp cung cấp dịch vụ nông nghiệp phục vụ SX...
Nhóm 5: Về huy động nguồn lực, vay vốn ngân hàng.
Đề nghị TP bố trí kinh phí thực hiện đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng còn thiếu cho các địa phương đã hoàn thành dồn điền đổi thửa và tiếp tục bố trí kinh phí cho việc cứng hóa hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng để phục vụ SX;
Đề nghị TP bố trí vốn kịp thời cho các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp đảm bảo tính thời vụ; cải tiến các quy định về hỗ trợ mua máy móc phục vụ cơ giới hóa đồng ruộng bằng hỗ trợ trực tiếp không qua vay vốn ngân hàng...; những kiến nghị liên quan đến thủ tục vay vốn ngân hàng; việc đầu tư hạ tầng khu chuyển đổi, đặc biệt là điện cho SX.
Related news

Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.