Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay
Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post.
Phó giáo sư Suvit Tia, Phó giám đốc điều hành Biotec, cho biết Đơn vị Kinh doanh về Công nghệ sinh học tôm (SBBU) của trung tâm đã làm việc chặt chẽ với mạng lưới nghiên cứu các trường đại học thuộc nhà nước và khu vực tư nhân để giải quyết tình trạng dịch EMS.
"Chúng tôi gần như đã hoàn tất các công việc nhằm giảm thiểu sự bùng phát EMS đối với tôm" ông Suvit nói.
SBBU cũng đã phối hợp với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và Indonesia để đánh bại các ổ dịch.
Hiệp hội Tôm Thái Lan dự kiến sản lượng tôm năm nay sẽ giảm 10% xuống còn 540.000 tấn so với năm ngoái 600.000 tấn, giảm 6% so với năm 2011, tất cả đều do EMS.
Vào ngày 2/5, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu cho biết nguyên nhân của EMS đã được xác định, và các xét nghiệm chẩn đoán đã được tiến hành để nhanh chóng phát hiện các tác nhân gây bệnh.
Related news
Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.
Những năm qua, huyện Phụng Hiệp tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Giá khoai tây Đà Lạt vài ngày gần đây tăng vọt lên 15.000 đồng/kg nhưng không có hàng để bán, tạo điều kiện cho khoai Trung Quốc tràn về thế chỗ
“Cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam phải đi bằng 2 “chân” mới có thể tận dụng được lợi thế đặc thù. Đó là là việc vừa xuất khẩu cá tươi nguyên con, vừa xuất khẩu cá phi-lê đông lạnh”.
Với bản chất cần cù, chịu khó, cộng với khả năng nhạy bén trong nắm bắt thị trường. Ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đã giàu lên nhờ mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá…