Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Hiện tại, chôm chôm Java nghịch vụ đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá tới 30.000 đ/kg.
Ông Võ Văn Ba, ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) đang thu hoạch 4.000 m2 chôm chôm vụ nghịch cho biết: Chôm chôm vụ nghịch năng suất chỉ bằng 1/3 vụ thuận nhưng bù lại được giá rất cao. Hiện tại, chôm chôm Java nghịch vụ đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá 30.000 đ/kg.
Ước tổng sản lượng 4.000 m2 thu hoạch vụ nghịch này chỉ khoảng 3 tấn, với giá bán hiện tại sau khi trừ chi phí thu về lãi khoảng 70 triệu đồng.
Trồng chôm chôm ứng dụng được KHKT cho cây ra trái nghịch vụ tuy năng suất thấp hơn chính vụ nhưng lợi nhuận mang lại luôn cao hơn chính vụ và cây vẫn đảm bảo xanh tốt. Còn nhà vườn nào trồng chôm chôm đường cho ra trái nghịch vụ thu hoạch ngay lúc này thắng lớn vì có giá từ 41.000 - 42.500 đ/kg, cao gấp 3 lần vụ thuận.
Related news

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?