Home / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Các Giống Cá Rô Phi Nuôi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Các Giống Cá Rô Phi Nuôi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Publish date: Tuesday. February 25th, 2014

Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ). Hiện nay có một số loài cá rô phi đang được nuôi tại nước ta là:

1. Cá rô phi Đài Loan (Oreochromis niloticus): Vào năm 1974, một số loài cá rô phi khác được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, đó là loài Oreochromis niloticus thuộc giống Oreochromis, chúng còn được gọi là rô phi Đài Loan hay rô phi vằn.

Đặc điểm của loài này là vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu sáng ngà hoặc vàng nhạt, thân có 9-12 sọc đen nằm song song từ lưng xuống bụng, các sắc tố ở vây hay vây lưng, vây đuôi rất rõ ràng.

Đây là loài cá rô phi lớn nhanh, to con và đẻ ít nên được nhiều người ưa chuộng. Từ năm 1994 đến nay các loài cá rô phi vằn thuần chủng liên tiếp được nhập vào nước ta từ Đài Loan, Ai Cập, Thái Lan, Philippine.

2. Cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus): Đặc điểm của loài cá rô phi này là thân mỏng, có màu hơi đen ở lưng, bụng có màu sáng bạc. Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố màu xanh đen lẫn chấm sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng. Tuy nhiên, do công tác quản lý giống không tốt nên hiện nay không có cá rô phi đen thuần chủng. Loài cá này đẻ sớm và nhiều.

3. Cá rô phi đỏ (còn gọi là cá điêu hồng) có tài liệu cho là cá rô phi lai giữa nhiều loài cá rô phi, cũng có tài liệu cho là bắt nguồn từ sự đột biến của cá O.niloticus. Loài cá này được nhập vào nước ta năm 1985 từ các nước: Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Israel...

Đặc điểm của loài cá rô phi này là toàn thân có màu đỏ nhạt hay màu hồng phấn, cũng có thể gặp những cá có thể màu hồng xen với đen nhạt. Nếu so sánh về mức tăng trưởng thì cá rô phi vằn (rô phi Đài Loan) và cá rô phi đỏ lớn nhanh hơn và có kích thước lớn hơn các loài cá rô phi khác.

4. Cá rô phi dòng GIFT (Genetically improved farmed Tilapia): Năm 1992, dự án cải thiện di truyền cá rô phi còn gọi là dự án GIFT, được triển khai tại Philippine do tổ chức ICLARM tài trợ. Thành công của dự án GIFT là đã tạo ra được cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng nhanh, đầu nhỏ, thân lớn, đẻ thưa và có kích cỡ thương phẩm so với các loài rô phi khác.

Trong các dòng cá rô phi trên có hai dòng đang được Bộ Thủy sản chọn làm đối tượng nuôi trong chương trình nuôi cá rô phi xuất khẩu đó là cá rô phi đỏ và cá rô phi dòng Gift.


Related news

Vài nét về đặc điểm sinh học sinh sản cá rô phi Vài nét về đặc điểm sinh học sinh sản cá rô phi

Cá rô phi vằn nuôi trong ao thành thục sinh dục sau 4-5 tháng tuổi và trọng lượng cá đạt trung bình 100- 150 g/con (cá cái).

Wednesday. December 14th, 2016
Kỹ thuật sản xuất cá rô phi giống Kỹ thuật sản xuất cá rô phi giống

Trong khi nuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi cá con, không sử dụng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý và các hóa chất, kháng sinh bị cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Wednesday. December 14th, 2016
Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi lên cá hương Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi lên cá hương

Ao rộng từ 300 - 500 m2, mức nước trong ao 0,8 - 1 m, không cớm rợp, có bờ chác chắn. Đáy ao phẳng đều, hơi dốc về phía cống thoát nước, cống cáp và thoát nước.

Wednesday. December 14th, 2016
Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống Kỹ thuật ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống

Sau khi ương từ cá bột lên cá hương, tiếp tục ương từ cá hương lên cá giống để tạo đàn cá giống lớn, đều cỡ cho nuôi cá thương phẩm.

Wednesday. December 14th, 2016
Kỹ thuật nuôi cá rô phi qua đông Kỹ thuật nuôi cá rô phi qua đông

Ở các tỉnh phía Bắc có mùa đông thời tiết lạnh nên mùa vụ sinh sàn của cá rô phi chỉ bắt đầu khi khí hậu ấm áp vào cuối tháng 3 hàng năm.

Wednesday. December 14th, 2016