Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang bùng phát mạnh và hàng loạt dịch cúm A khác: A/H5N1, H1N1, H10N8, H9N2… có chiều hướng gia tăng và tiến sát biên giới Việt Nam. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán, các địa phương đang triển khai cấp bách biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch xâm nhập và bùng phát dịch.
Nhằm tăng cường khống chế dịch cúm gia cầm và tránh lây lan trên diện rộng từ nay đến dịp Tết Nguyên Đán, tỉnh Long An đã ban hành công văn đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi về thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và tiêm phòng vắc xin Cúm (H5N1); giám sát chặt chẽ tình hình dịch Cúm gia cầm trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc, đồng thời quản lý chặt chẽ đàn vịt chạy đồng.
Tỉnh Lào Cai cũng vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh; UBND các huyện, thành phố triển khai tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8.
Cụ thể, tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các điểm tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới động vật, sản phẩm động vật có khả năng làm lây lan dịch bệnh, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.
Tỉnh Bắc Giang cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi trong tỉnh cần chú ý một số biện pháp phòng dịch bệnh cho gia cầm. Trong đó, tỉnh lưu ý, chăn nuôi phải cách xa khu dân cư theo quy trình khép kín; chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm; xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ; không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
Đồng thời, các hộ chăn nuôi phải tiêm phòng bằng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt; bảo đảm trong khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ dưỡng chất để gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh; thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, đồng thời ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...
Related news
Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.
Nhờ thời tiết thuận lợi và tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, năm nay các nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục đón một mùa nhãn bội thu. Trà nhãn sớm bắt đầu cho thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi mang lại niềm vui cho người làm vườn sau khi mùa vải thiều vừa khép lại.
Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.
Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.
Nhờ chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Bình ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thu lời mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ vườn cam mật.