Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ!

Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ!
Publish date: Tuesday. August 12th, 2014

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

Sau này do đất chật, người đông, áp lực đòi hỏi thực phẩm nhiều nên cá sặt bị khai thác nhiều và hiện nhiều nơi đã khan hiếm, có nguy cơ cạn kiệt và thành “đặc sản” đắt đỏ với dân nghèo.

Bởi cá sặt có chất lượng thịt ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến, nhưng có điều nhỏ con, có xương cứng nên nhiều người e ngại, nhất là đối với trẻ con.

Riêng cá sặt non thì rất nhiều người ưa thích, nên cứ đầu mùa mưa là đã có bán cá non trong hầu hết các chợ lớn nhỏ và bán gần suốt mùa mưa ở Cà Mau, khiến loài cá nhỏ này cần được bảo vệ và phải tính đến chuyện khai thác hợp lý để tránh cạn kiệt.

Còn cá trưởng thành thì chắc ít ai từ chối món khô nướng hay nấu canh mẳn, đặc biệt là món “mắm sống” ăn với cơm nguội, chuối chát, khế và khóm. Tuyệt vời hơn là món lẩu từ mắm cá sặt thơm mùi đặc trưng của mắm đồng Nam Bộ, nhúng các loại rau đồng!

Xin đừng xem thường lợi ích cá sặt, vì mặc dù từ xưa giờ không nghe ai đặt vấn đề nuôi nhưng với những giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là vai trò khá quan trọng của nó trong chuỗi thức ăn tự nhiên, đã đến lúc nông dân nên nghĩ đến chuyện nuôi đối tượng nhỏ bé này để kiếm thêm lợi ích cho kinh tế hộ, nhất là những hộ dân có điều kiện mương vườn, ao đầm, khuôn ruộng rộng.

Bởi nuôi cá sặt thì không phải khó khăn trong việc cho ăn mà chỉ cần bảo vệ được trước tình trạng kẻ trộm đặt lờ giăng lưới.

Do là cá ăn tạp, có thể ăn phế phẩm động, thực vật trong quá trình phân giải, giúp dọn sạch rong tảo, phiêu sinh vật không cho chúng phát triển quá mức. Nhưng quan trọng hơn, tùy giai đoạn tăng trưởng, chính bản thân nó là nguồn thức ăn không thể thiếu cho nhiều loài thủy sản lớn hơn: Cá lóc, lươn, ếch, rắn… và sau đó là thực phẩm thường xuyên trong bữa ăn của nhiều gia đình nông thôn.

Hãy tính toán lại lợi ích kinh tế trong cách khai thác của người tự cho là “do nghèo phải kiếm ăn bằng cá non” tại các chợ hiện nay: Một ký cá non trung bình từ khoảng 300 - 400 con, nếu đem bán ngay chỉ được giá 100 - 120 ngàn đồng là hết, lợi ích không bao nhiêu, nhưng nếu được nuôi tốt chỉ sau 5 - 6 tháng, đàn cá lớn lên có thể đạt trọng lượng đến 5 - 10kg hay nhiều hơn, sẽ bán được với giá 50 - 60 ngàn đồng/kg hoặc cao hơn. Làm khô, làm mắm sẽ có lợi nhuận cao hơn mà rất dễ tiêu thụ.

Đây là bài toán kinh tế mà nông dân vùng lúa - cá, vùng tôm - lúa quảng canh và những hộ có nhiều ao vườn nên suy nghĩ để khai thác lợi ích kép từ loài cá nhỏ bé mà rất thân thiết này. Vì cá sặt rất dễ nuôi, rất khỏe mạnh và do có cơ quan hô hấp phụ, thường lên thở khí trời trên mặt nước nên có khả năng sống trong môi trường ít oxy, lại có tính ăn tạp bao gồm tảo, côn trùng, giáp xác… và cả thức ăn viên.

Bà con nông dân Cà Mau nên nhận thức giá trị nhiều mặt của con cá sặt tuy nhỏ bé nhưng đắc dụng, mà hãy tuyên truyền nhau bảo vệ cá non, khai thác hợp lý, và tùy điều kiện có thể tổ chức nuôi ghép cá sặt trong ruộng bồn bồn, đầm bông súng, ao nuôi tôm quảng canh vào mùa mưa, ruộng lúa hoặc trong các mương vườn để bắt tỉa làm thực phẩm hàng ngày và có thu nhập thêm vào cuối vụ.


Related news

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

Wednesday. March 19th, 2014
Giúp Nông Dân Giữ Nghề Truyền Thống Giúp Nông Dân Giữ Nghề Truyền Thống

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.

Saturday. February 22nd, 2014
Nông Dân Tỉnh Cà Mau Phấn Khởi Được Mùa Cá Đồng Nông Dân Tỉnh Cà Mau Phấn Khởi Được Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.

Wednesday. March 19th, 2014
Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

Wednesday. March 19th, 2014
Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

Saturday. February 22nd, 2014