Trồng Chùm Ngây Cho Thu Nhập Quanh Năm

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.
Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn xây dựng thêm 1 vườn ươm cây giống tại xã Châu Lăng, với diện tích 3.000m2 nhằm cung cấp cây giống cho vùng nguyên liệu tập trung khoảng 200 héc-ta chuyên sản xuất cây chùm ngây.
Từ lâu, cây chùm ngây tham gia bữa ăn gia đình vì giàu dinh dưỡng.Đồng thời, loại cây này góp phần bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học nguồn dược liệu cho vùng Bảy Núi. Bà Dương Thị Xuân, một trong những hộ nông dân trồng chùm ngây cho biết, sau một năm trồng, chùm ngây cho thu hoạch lá.
Khoảng 1 tháng thì thu hoạch đợt tiếp theo. Với 3 héc-ta trung bình 1 tháng, bà thu được 100kg lá khô, giá dao động khoảng 150.000 đồng/kg. Còn chùm ngây tươi có giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà Xuân thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/tháng. Ngoài lá, thân và củ của cây chùm ngây cũng có giá trị kinh tế cao, trung bình 1 kg củ chùm ngây có giá từ 1-2 triệu đồng/kg.
Related news

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, xã Nâm N’đir (Krông Nô) đã tập trung xây dựng nhiều mô hình chuyên canh, xen canh các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao.

Chưa bao giờ giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại dao động ở mức thấp kéo dài như hiện nay, làm người nuôi thua lỗ không còn khả năng tiếp tục sản xuấtù. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng lao đao bởi giá xuất thấp, bị nhiều nước dựng rào cản kỹ thuật gây khó mở rộng thị trường.

Trong khi nhiều HTX gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động các dịch vụ thì HTX Hòa Thắng 2 lại tạo ra được nhiều lợi nhuận từ các dịch vụ của HTX. Trong năm qua, tất cả các dịch vụ tại HTX Hòa Thắng 2 đều mang lại lợi nhuận.

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.