Bảo Vệ Các Loài Cá Quý Hiếm
Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong khi những doanh nghiệp, người dân tham gia thả cá về thiên nhiên, lại có một số trường hợp tương phản với hành động tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn An Giang, đã có nhiều loài cá hiếm nay được đánh bắt với trọng lượng lớn.
Ngày 7-1, một nhóm ngư dân bắt được con cá đuối nước ngọt, nặng trên 90 kg. Ngày 13-1, ngư dân lại thả lưới bắt được cá chình nước ngọt, nặng trên 8 kg. Các ngư dân cho biết, hiện nay thả câu, giăng lưới cũng bắt được nhiều cá sửu to, có con cân nặng trên 7 kg. Tại sông Vàm Nao chảy qua ba huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới, ngư dân cũng bắt được nhiều cá bông lau, từ 5 - 8 kg/con. Ngày 14-1 trên sông Vàm Nao, ngư dân đã đánh bắt được con cá hô nặng 86kg.
Điều đáng nói là những con cá "khủng" này khi bị đánh bắt, đều được đưa ngay vào nhà hàng để trở thành những món đặc sản đắt tiền. Chi cục Thủy sản An Giang đã vận động, tuyên truyền các nhà hàng ở An Giang không nên mua các loại cá lớn do ngư dân đánh bắt, ngày càng khan hiếm trong tự nhiên như cá tra dầu, cá hô... về xẻ thịt bán làm món ăn cho thực khách.
Tuy nhiên, với mức giá quá hấp dẫn đối với người bán, như cá hô có giá 320.000đ/kg, cá sửu 120.000đ/kg… khi trở thành món ăn cao cấp trong nhà hàng, thì dù có giá cả triệu đồng thì vẫn có người mua.
Vấn đề là hiện nay chưa có "Quỹ bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, động vật quý hiếm", nên thay vì được thu mua để lưu giữ giống, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, thì các động vật, thủy sản vẫn trở thành món ăn không hơn không kém. Việc này giống như chúng ta đang giữ những viên ngọc quý, nhưng do không biết gìn giữ nên ngày càng mất đi, mà không bao giờ tái tạo lại được cho đời sau.
Related news
Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.
Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.