Cá nuôi trên sông Cu Đê chết trắng sau bão

Cá điêu hồng chết nổi ken dày mặt nước tại lồng bè.
Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.
Ông phải thuê xe múc đào hố mới đủ chỗ chôn lấp hàng chục tấn cá.
Ông Hồ Phú Sâm cho hay:
“Đợt mưa lớn ảnh hưởng từ bão số 3 gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê.
2 - 3 năm nuôi cá trên sông, mưa lũ cũng đã xảy ra nhiều đợt, nhưng chưa khi nào 100% cá bị chết như đợt này.
Nhiều người đã chỉ ra nguyên nhân cá chết hàng loạt như do nước từ thượng nguồn đổ về lớn, bùn đất từ đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn- Túy Loan đang triển khai phía trên triền đồi đổ xuống làm đục ngầu cả dòng sông, gây yếm khí dẫn đến cá chết rất nhanh.
Sắp tới chắc chắn còn nhiều đợt mưa lũ, việc tái nuôi có lẽ rất khó khăn”.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần hỗ trợ kịp thời cho người dân trong việc nuôi cá để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Related news

Hơn chục năm nay, cuôc chiến giữa những người khai thác tự nhiên và các hộ nuôi trồng thủy sản vùng triều khu vực bãi Đai, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chưa bao giờ dứt.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Phú Ninh có sự phát triển mang tính đột phá với việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều diện tích ruộng bên cạnh lòng hồ thủy lợi, thủy điện nhưng phải bỏ hoang, cây chết héo vì nắng hạn. Nỗ lực canh tác vụ hè thu của bà con nông dân gần như bất thành tại một số nơi.

Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết đang có nhiều bất lợi cho tôm nuôi tại các tỉnh Nam bộ, trong đó có tỉnh Cà Mau. Cụ thể là nhiệt độ tăng cao trong ngày và thường xuyên xuất hiện những cơn mưa dông trên diện rộng làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, gây sốc và dễ phát sinh dịch bệnh trên tôm.