Cá chết trên kênh Tây

Cá bị ngộp, nổi đầu trên mặt nước.
7 giờ sáng 21.11, tại chân cầu K21 (thuộc địa bàn giáp ranh phường Ninh Sơn và xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh) có rất nhiều người đua nhau vớt cá, người bắt bằng tay, người dùng vợt, có người đi ghe để vớt cá các loại đang ngoi đầu trên mặt nước đớp bóng.
Người dân vớt được rất nhiều loại cá, có con nặng trên 1kg, chủ yếu cá rô phi, cá lăng, cá chẻm, cá mè…
Quan sát nước trong kênh, chúng tôi nhận thấy màu nước kênh khá đục, nhưng không bốc mùi hôi.
Về nguyên nhân gây nên hiện tượng cá ngộp nổi đầu ở kênh, theo Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà, hiện nay kênh đang trong giai đoạn được giảm nước để nạo vét, phục vụ cho vụ Đông xuân và Hè thu sắp tới; do mực nước quá thấp, một phần do nhà máy nước lấy nước nên dẫn đến nước bị đục.
“Có khả năng, khi mở nước lên để nhà máy lấy nước, cá theo con nước chảy ra kênh, bị ngộp nên nổi đầu trên mặt nước, chứ không có chất xả thải gì ra kênh cả”- Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hoà cho biết.
"Chiến lợi phẩm" của một thanh niên sau buổi sáng vớt cá ở kênh Tây.
Có mặt tại kênh K21, ông Lê Văn Khải- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh đánh giá: Theo thông tin là từ đầu tháng 11 đến nay nguồn nước ở đây đã bị cắt giảm để vệ sinh kênh;
Có thể do nguồn nước bị đục, cỏ bị phân hủy dẫn đến thiếu ôxy trong môi trường nước nên dẫn đến hiện tượng cá bị ngộp.
Trao đổi với phóng viên Báo Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường khẳng định
: Cá chết không có ai xả thải, mà là do cơ quan chức năng đang đóng kênh để sửa chữa, nên nước bị tù lại.
“Chúng tôi đã cử cán bộ phối hợp với Chi cục thủy sản Tây Ninh đến tại hiện trường để kiểm tra vụ việc”- ông Xuân cho biết.
Related news

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

Đến thời điểm này, Bộ phận khuyến nông thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã tiến hành chấm rẫy mía được 130 hộ dân đăng ký vào Câu lạc bộ trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm, chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy.

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.