Bưởi Phúc Trạch Được Mùa
Hương Khê (Hà Tĩnh) hiện có 1.200 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó xã Hương Trạch có diện tích lớn nhất với 200 ha.
Hiện toàn huyện có 1.050 ha bưởi đã cho thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Ông Nguyễn Văn Cường (xã Lộc Yên, Hương Khê) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi trồng gần 400 gốc bưởi nhưng chỉ mới hơn 100 gốc cho thu hoạch. Mùa này chúng tôi thu gần 6.000 quả, tất cả đều được thương lái đặt mua tại vườn với giá 50 ngàn đồng/quả, giá bán lẻ từ 70 – 100 ngàn đồng/quả”.
“Là loại cây kinh tế chủ lực, huyện Hương Khê đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân nhằm nhân rộng, phát triển, hồi sinh cây bưởi Phúc Trạch. Sản lượng bưởi năm nay toàn huyện ước đạt hơn 5.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Chúng tôi đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế quản lí và sử dụng, chỉ dẫn địa lí bưởi Phúc Trạch, quy định về kiểm soát chất lượng sản phẩm; sử dụng hệ thống tem nhãn tạo sản phẩm lâu bền cho đặc sản này”, ông Nguyễn Xuân Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết.
Năm nay, buởi Phúc Trạch tại Hương Đô, Hương Trạch, Gia Phố, Lộc Yên…đều được mùa.
Related news
Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.
Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.
Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.
Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,
Tuần qua, chúng tôi có dịp cùng với đoàn khảo sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Giồng Trôm và xã Hưng Lễ tìm hiểu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nông dân tại xã Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông (Bến Tre) ven sông Hàm Luông.