Tổng Kết Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Huyện Tuy An (Phú Yên) vừa tổ chức tổng kết dự án nhân rộng mô hình nuôi heo rừng lai sau 18 tháng thực hiện.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Sau 18 tháng thực hiện, đến nay, mô hình này đã hình thành 7 mô hình nuôi heo rừng lai quy mô trang trại vườn rừng và có được 25 heo cái giống, 7 heo đực giống và 70 heo con. Mặc dù số lượng heo con khá cao, nhưng do giá heo thịt giảm mạnh nên trong số 7 hộ chăn nuôi, chỉ có 5 hộ có lãi và lãi ở mức thấp, từ 1,2 đến 9,6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo các hộ tham gia mô hình, heo rừng lai là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít gặp dịch bệnh. Ngoài ra, sản phẩm từ thịt heo rừng lai đảm bảo an toàn thực phẩm, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, hộ chăn nuôi có điều kiện tận dụng được đất vườn và nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi.
Related news

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.