Bón Phân Cho Ổi

Ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy nhiên rất kỵ với các loại phân hóa học (nhất là đạm vì gây tốt lá xấu hoa và hấp dẫn dịch hại).
Nếu thiếu phân hữu cơ, có thể bổ sung NPK vi sinh tỷ lệ 10% trên tổng số và 5 – 7% xỉ than, 3 – 5 vôi tả (vôi con kiến) hoặc vữa hả để nâng cao năng suất và phẩm chất. Ưa dãi nắng và đất thường xuyên "mát tay" (ẩm độ đất nền cho phép dao động từ 60 – 80% ẩm độ bão hòa tức ẩm độ đồng ruộng). Khi cây trên chục năm tuổi thân, gốc hóa bần (vỏ xù xì tự bong) thì quét nước vôi bão hòa để phòng trừ sâu bệnh và tăng phản xạ ánh sáng giúp các cành lá quang hợp tốt .
- Năm thứ nhất. Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCL.
Phân được hoà vào nước để tưới vào gốc cây. Tưới 4-6 lần trong một năm, bắt đầu từ sau khi trồng 15-30 ngày.
- Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400-500g phân NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCL. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.
- Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần.
Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK(16:16:8)=100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp.
Bón nuôi quả:1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọnđể kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.
Lượng bón cho một cây : 100-200g NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCl, 20-30kg phân hữu cơ.
Cách bón: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.
Related news

Theo anh Hưng thì ổi hay bị các loài sâu ăn lá, râu róm, các loại rệp hại cành, hại chồi non và hại quả. Khi ổi chín thường bị các loại ngài chích hút, các loài ruồi đục quả gây hại làm rụng hàng loạt dễ gây thất thu lớn. Vì là giống ổi thu quả liên tục nhiều lứa nên không thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học.

Nhiều thực khách cho rằng ổi xá lị nghệ là giống ổi ngon nhất của ĐBSCL, không có đối thủ cạnh tranh bởi đặc tính: giòn, chua, ngọt và ít hạt. Nhưng trong thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện một giống ổi khác không hạt, với những ưu điểm như hình dạng trái dài, vỏ trái trơn tru, màu xanh nhạt.

Kính mời bà con tham khảo một số loại bệnh phổ biến trên cây ổi và cách điều trị. Chúc bà con có được vườn ổi như ý muốn.

Ổi Phugi không hạt có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể ra hoa sau 6 tháng trồng, sau đó có thể ra hoa liên tục quanh năm, tuỳ vào sự chăm sóc (bấm đọt, bón phân...). Dấu hiệu để nhận biết thời điểm bấm đọt là khi thân cành chuyển từ màu xanh sang màu cà phê. Một tháng sau khi bấm đọt, cành sẽ ra bông màu trắng. Tỉ lệ đậu trái ổi Phugi khoảng 50-60%. Thời gian nuôi trái từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch khoảng 120 ngày.

Ổi voi là giống cây ăn quả mới được nhập từ Malaysia. Quả tròn, to (300-800g/quả), cùi dày, ít hạt, mềm, ngọt, thơm..., thích hợp cho việc chế biến