Home / Cây ăn trái / Ổi

Phương Pháp Để Ổi Cho Nhiều Trái

Phương Pháp Để Ổi Cho Nhiều Trái
Publish date: Wednesday. March 21st, 2012

Để khai thác tiềm năng của cây ổi, nhiều nhà vườn ở Nam Bộ đã trồng ổi theo hướng tập trung chuyên canh trên diện rộng. Để thu được hiệu quả kinh tế cao họ đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có việc đốn, tỉa, tạo tán, bấm đọt... cho cây thường xuyên.

Muốn vườn ổi cho nhiều trái, bạn phải cải tạo lại vườn theo cách sau: Nếu vườn ổi nhà bạn đã trồng với khoảng cách 2 - 2,5m một cây thì cứ cách một cây bạn nên chặt bỏ một cây, vì ở tuổi này cây cách cây khoảng 4 - 5m là vừa. Những cây còn lại, vào đầu mùa mưa mỗi cây để lại một nhánh cấp 1 (là những nhánh mọc trực tiếp từ chân chính ra), số nhánh cấp 1 còn lại cưa bỏ phần ngọn, chỉ để lại một đoạn dài khoảng 1m (tính từ thân chính), có thể dùng sơn bôi lên chỗ vết cắt để cây không bị mất nước và vết cắt không bị khô mục.

Tiếp theo dùng cuốc xới đất sâu khoảng 5 - 7cm (xới cách gốc khoảng 0,5m trở ra). Rải bón cho mỗi gốc 10 - 15kg phân hữu cơ mục, 300g phân NPK (loại 20-20-15), sau đó vét mương bồi lên trên một lớp bùn mỏng, khi lớp bùn khô nứt thì tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây ra rễ và chồi mới. Khi chồi mới có 4 - 5 cặp lá thì cưa bỏ nốt nhánh cấp 1 đã chừa lại lúc đầu. Tỉa bỏ những chồi nhỏ, yếu, chỉ giữ lại mỗi nhánh cấp 1 4 - 5 chồi to khỏe và phân bố đều xung quanh. Bấm ngọn, chỉ để lại mỗi chồi 3 - 4 cặp lá. Sau một thời gian ở nách cặp lá trên cùng sẽ mọc ra hai chồi mới, bấm ngọn những chồi mới như đã làm ở trên, chồi mới sẽ cho một cặp hoa (sau này sẽ cho một cặp trái) và một cặp chồi mới nữa... Tiếp tục như vậy sau một thời gian cây sẽ có một tán mới hình nấm. Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên tỉa bỏ những lá già, cành tăm... ở bên trong tán để vườn ổi luôn thông thoáng, giảm bớt sâu bệnh.

Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn ổi sạch sẽ. Mùa khô dùng cỏ rác, rơm rạ, lá khô... tủ xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây, để cây cho nhiều trái, trái mau lớn. Mùa mưa thu gom vật liệu che phủ gốc để gốc không bị ẩm ướt, hạn chế bệnh hại cho cây.

Sau lần bón phân lúc cưa nhánh, xới đất khoảng 1 - 2 tháng, tiến hành bón phân định kỳ 20 - 25 ngày/lần để nuôi trái, kích thích ra chồi, ra hoa, ra rễ mới. Lượng phân bón cho 1 cây mỗi lần khoảng 150 - 200g NPK (loại 20-20-15), tùy theo tình hình sinh trưởng tốt, xấu của cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây.


Related news

Cây ổi sim Nhật quả cực ngon trồng tại nhà đơn giản không ngờ Cây ổi sim Nhật quả cực ngon trồng tại nhà đơn giản không ngờ

Cây sim ổi Nhật nghe có vẻ lạ lẫm với nhiều người nhưng loại quả này lại cực kỳ thơm ngon. Kỹ thuật trồng cây ổi sim Nhật trong chậu tại nhà vô cùng đơn giản

Tuesday. March 20th, 2018
Ổi không hạt-mô hình phát triển kinh tế Ổi không hạt-mô hình phát triển kinh tế

Cây dễ trồng cho năng suất cao, giá ổn định, chất lượng trái ngon là ưu điểm của cây ổi không hạt được nông dân Võ Văn Út ấp Long Vinh, xã Long Thới lựa chọn

Monday. October 29th, 2018
Tổng quan về cây ổi phần 1 - Nguồn gốc và phân bố của cây ổi Tổng quan về cây ổi phần 1 - Nguồn gốc và phân bố của cây ổi

Cây ổi là một loại cây ăn quả rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy ổi có nguồn gốc và phân bố ở đâu?

Tuesday. December 14th, 2021
Tổng quan về cây ổi phần 2 - Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây ổi Tổng quan về cây ổi phần 2 - Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây ổi

Cây ổi là cây ăn quả có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Vậy giá trị dinh dưỡng của cây ổi là gì? Giá trị kinh tế cây ổi mang lại như thế nào?

Tuesday. December 14th, 2021
Tổng quan về cây ổi phần 3 - Đặc tính và yêu cầu sinh thái của cây ổi Tổng quan về cây ổi phần 3 - Đặc tính và yêu cầu sinh thái của cây ổi

Cây ổi có đặc tính gì? Loại đất nào phù hợp để trồng ổi? Cây ổi có yêu cầu về sinh thái như nào? Cùng tìm hiểu thêm về cây ổi.

Tuesday. December 14th, 2021