Ươm Trồng Ổi
Là loài cây nhiệt đới thuộc nhóm thân gỗ sống dai (thân mộc lưu niên), ổi không kén đất, được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ lâu đời. Qua chọn lọc nhân tạo cho ra nhiều giống ổi quý như ổi mỡ, ổi trâu, ổi tầu, ổi Bo... được nhiều người mến mộ.
Là thành phần của khu hệ sinh thái khép kín (VAC) và còn là cây cảnh (như ổi tầu) cho dáng đẹp (bon sai khi trồng trong bồn chậu) hoa đẹp và thơm thuộc loại bon sai có hoa quả, nên ổi ngày càng được trồng nhiều, ít đòi hỏi chủ nhân chăm sóc, bởi thích nghi cao, chịu đựng tốt với bất lợi của ngoại cảnh (môi trường sống).
Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai con đường: Sinh sản hữu tính và vô tính.
– Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.
Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 –4 năm là bói, cây gieo từ hạt có tuổi thọ rất cao (từ hàng chục đến hàng trăm năm).
– Nhân vô tính chủ yếu bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm khi cây phát nhựa. Chọn những cành "bánh tẻ" (có mầu vỏ trung gian gốc–ngọn, chưa hóa bần "xù xì") ở cây mẹ đã bói để khoanh bóc vỏ, cạo sạch "tơ" (là mô phân sinh – tượng tầng) để tránh "dẫn thủy liền sẹo" rồi để ráo nhựa, hình thành mô sẹo sau 3 –5 ngày mới bọc đất, bó bầu.
Đây là kinh nghiệm quý của bà con nông dân ở những vùng thâm canh ổi như Bo ở Thái Bình. Nên chọn những cành dãi nắng (lộ sáng) phát ra ở hướng đông đến nam được hưởng vi khí hậu tối ưu thì vỏ dầy chứa nhiều nhựa sống, sớm phát nhanh và nhiều rễ. Sau 3 –4 tháng khi thấy rễ thứ cấp mang lông hút lan tỏa như tơ nhện ở ngoại vi bầu là ta cắt cành hạ thổ.
Trồng ổi bằng chiết (hoặc giâm, cấy mô v.v... nếu có đủ điều kiện kích thích mô phân sinh phát rễ) thì "chóng ăn" nhưng cũng "chóng tàn" vì tuổi cây giống tiếp theo tuổi của cây mẹ mà thôi, sớm cỗi (thoái hóa). Đây là biện pháp bổ sung nhanh cho vườn để sớm thu hoạch.
Related news
Gia đình tôi có một vườn ổi xá lị ruột trắng đã trồng được gần 4 năm, chúng tôi chăm sóc rất chu đáo, cây xanh tốt sum suê, có cây cao tới ba, bốn mét, có cành dài tới hai mét, nhưng ra trái rất ít. Xin cho biết liệu có cách nào làm cho cây thấp xuống và cho nhiều trái?
2Lúa xin giới thiệu Quý bà con kỹ thuật trồng ổi. Ở Việt Nam đâu đâu ổi cũng mọc, trừ những núi cao. Ở đồng bằng cũng như miền núi, miền Nam cũng như miền Bắc, không hiếm những rừng ổi, rặng ổi hoàn toàn không được chăm sóc và mùa mưa tháng 8 có nơi quả chín nhanh và nhiều đến độ hái không kịp
2lúa xin giới thiệu đến bà con cách phòng bệnh thường gặp trên cây ổi, hy vọng bài viết giúp cho bà con có thêm kinh nghiệm trong canh tác vườn ổi nhà mình
Cách đây vài năm, một công ty giống cây trồng ở phía Nam đã nhập nội một giống ổi mới không hạt tên là Phugi, giống này đã được trồng ở một số nơi của các tỉnh phía Nam.
Theo anh Hưng thì ổi hay bị các loài sâu ăn lá, râu róm, các loại rệp hại cành, hại chồi non và hại quả. Khi ổi chín thường bị các loại ngài chích hút, các loài ruồi đục quả gây hại làm rụng hàng loạt dễ gây thất thu lớn. Vì là giống ổi thu quả liên tục nhiều lứa nên không thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học.