Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.
Vì vậy, khi thuyền của chúng tôi vừa tấp vào cái bè gần nhất thì một người đã bước tới nắm lấy dây thuyền buộc vào bè. Người đàn ông này tự giới thiệu là Nguyễn Văn Nhàn, chủ của một chiếc bè nuôi cá bớp. Ông Nhàn cho hay: Nuôi cá bớp đầu tư khá nặng không dưới 1 tỷ đồng, vì ngoài chi phí làm bè thì giá con giống khá cao. Từ 25.000 – 30.000 đồng/con. Sau 10 tháng nuôi, nếu “gả” cá được giá, thì thu được vài trăm triệu đồng. Cá bớp trọng lượng con trên 1 kg, bán tại bè khoảng 125.000 – 130.000 đồng/kg.
Đang trong lúc nói chuyện, ông Nhàn quay sang hỏi cậu con trai “Tắm cá chưa con?”. “Cá đang nuôi trong nước, sao phải tắm?”, tôi thắc mắc. Ông Nhàn giải thích “Là vớt cá vào chậu nước ngọt để cá tự vệ sinh, tự phòng bệnh lấy. Thường xuyên tắm cá và vệ sinh lồng bè, cá khỏe mau lớn, tránh rủi ro”. Ngoài việc chăm sóc cá, hằng ngày những người nuôi cá như ông Nhàn phải lặn xuống biển kiểm tra từng lồng xem lưới bên dưới có bị cá lớn bên ngoài cắn rách, phòng thất thoát cá nuôi.
Gần bè cá ông Nhàn là bè cá của ông Nguyễn Văn Vinh, một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp lồng bè ở Mũi Né. Ông Vinh đang ngồi băm mồi cho cá. Sau vài câu chào hỏi, ông nói: “Cá bớp ăn tạp, dễ nuôi, mau lớn, tỷ lệ hao hụt thấp và ít rủi ro. Thức ăn thì dễ kiếm (6.000 -7.000 đồng/kg). Nhiều du khách muốn ra bè tham quan cũng như ăn ngủ trưa trên lồng bè nhưng tụi tui không dám đưa ra, một là vì đàn cá nuôi, hai là lo sợ tính mạng của họ. Hiện nay, giá cá của mình so với Nha Trang cao hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, tuy vậy, cá bớp nuôi tại Mũi Né vẫn bán chạy vì như nhiều người nói thịt cá thơm (có lẽ vì ở môi trường nuôi sạch, đáy biển rất ít bùn).
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại Mũi Né và Mũi Điện (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) có trên 20 bè cá bớp, nhưng tập trung nhiều ở khu vực Mũi Né (17 bè). Từ tháng 9 - 3 âm lịch, các bè tập trung ở bãi trước Mũi Né. Từ tháng 4 - 8 âm lịch, bè cá được dắt sang bãi sau, tránh gió “săn” mùa nam.
Nhiều người nuôi cá bớp cho hay: Họ mong được chính quyền hỗ trợ. “Chúng tôi đang lo âu về khu vực nuôi trên biển. Nếu như mai này có chủ trương nhường mặt nước cho các dự án du lịch thì coi như lụi tàn nghề nuôi. Người trồng thanh long, nếu không trồng thanh long, vẫn còn mảnh đất để trồng loại cây khác. Còn như chúng tôi thì… chịu?!
Nghề nuôi cá bớp lồng bè trên mặt biển Phan Thiết mới bắt đầu hình thành khoảng 4 năm trở lại đây. Thế nhưng, tương lai của nó có tươi sáng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ổn định về nơi nuôi và môi trường.
Related news

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.